BREAKING NEWS

Friday, June 10, 2016

11 NGUYÊN NHÂN TẠI SAO TRẺ CHẬM TĂNG CÂN

Khi trẻ chậm tăng cân và trở nên gầy ốm, cha mẹ cần tìm hiểu thêm những thông tin về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng của trẻ, cũng giống như đối với các trẻ bị béo phì. Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn đưa ra các cảnh báo về những tác động không tốt lâu dài trong việc sử dụng chế độ ăn kiêng làm hại tới sức khỏe của trẻ. Vậy cách nào giúp trẻ phát triển tăng cân khỏe mạnh, mẹ cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
  1. Nếu trẻ gầy ốm giống như bạn hoặc là vợ hay chồng bạn, rất có thể đây là một trong số những nguyên nhân.
  2. Con của bạn rất năng động và đốt cháy 1 lượng lớn calo hàng ngày. Nên cho trẻ hoạt động nhưng tăng cường dinh dưỡng để trẻ có mức cân nặng phù hợp ở lứa tuổi của mình.
Nên cho trẻ hoạt động phù hợp
  1. Bé “không thích ngồi yên 1 chỗ”: Nếu con của bạn là đứa trẻ không thích ngồi yên 1 chỗ, cơ thể nó sẽ luôn hoạt động mọi lúc và giải phóng năng lượng. Thậm chí chúng có thể đốt cháy calo ngay cả khi xem tivi.
  2. Bé không thèm ăn: Các vấn đề về trầm cảm, mệt hoặc bị stress có thể làm giảm sự thèm ăn ở trẻ.
Có nhiều lí do khiến trẻ không muốn ăn dù chúng đói.
Cha mẹ nên có những buổi nói chuyện với các bác sĩ để tìm ra lý do chính xác
Hãy lắng nghe trẻ hoặc gặp các chuyên gia tìm cách giúp bé ăn ngon miệng hơn
  1. Trẻ là 1 người kén ăn: Việc phân biệt giữa kén ăn và lười ăn rất khó khăn, vì vậy bạn nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên tốt nhất.
  2. Trẻ nhạy cảm với các thành phần có trong thực phẩm, hay bị dị ứng cũng ảnh hưởng tới việc ăn uống của bé.
  3. Những lý do khác về mặt y học như dạ dày của trẻ không tốt dẫn đến trẻ không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn 1 cách đầy đủ.
  4. Chế độ ăn uống không phù hợp: Nếu trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến thì vị giác của chúng có thể bị thay đổi. Trẻ có thể trở nên thèm ngọt hay thích ăn những thức ăn mặn. Vì vậy khi ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, những thực phẩm tốt cho việc duy trì cân nặng của trẻ thì trẻ không cảm thấy thích thú và không ngon miệng.
  5. Ăn quá nhiều chất xơ làm trẻ cảm thấy khó chịu và đầy bụng.
  6. Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất: Lượng kẽm thấp có thể làm giảm khả năng cảm nhận mùi và vị ở trẻ, làm mất vị ngon của thức ăn gây nên cảm giác chán ăn. Ngoài ra lượng sắt hoặc vitamin B12 thấp sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất các tế bào hồng cầu, loại tế bào giúp vận chuyển các tế bào oxy đến các bộ phận trong cơ thể. (tìm hiểu sữa nào giúp bé tăng cân)
Bố mẹ sử dụng 1 chế độ ăn kiêng lâu dài và hạn chế sử dụng bơ hoặc dầu trong món ăn, sử dụng sữa gầy khiến trẻ về sau không thể hấp thu vitamin A hoặc D do thiếu chất béo trong chế độ ăn uống
Các chủ đề khác:

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes