BREAKING NEWS

Friday, April 22, 2016

Các loại kích thuỷ lực

KÍCH THỦY LỰC OSAKA

 
Kích thủy lực Osaka được sản xuất tại Nhật bản là một trong những hãng thủy lực hàng đầu của thế giới về chế tạo kích thủy lực. Với công nghệ tiên tiến và kỹ thuật tốt người sử dụng sẽ yên tâm về mặt chất lượng của sản phẩm. Trong các loại kích thủy lực osaka được chia ra rất nhiều loại khác nhau với sức nâng từ 1 cho đến 1000 tấn cùng hành trình nâng khác nhau mẫu mã đa dạng nhiều chủng loại để phù hợp với từng yêu cầu riêng của khách hàng.

Các loại kích thủy lực được sử dụng nhiều nhất của Osaka như sau:


Kích thủy lực 1 chiều (Kích thủy lực tác động đơn, kích đứng)


Kích thủy lực 1 chiều là loại kích thủy lực được sử dụng phổ biến nhất với tải trọng từ 1 – 1000 tấn cùng hành trình nâng khác nhau. Đây là loại kích thủy lực sử dụng nhiều nhất hiện nay.
 
 

Kích thủy lực 2 chiều (Kích thủy lực tác động kép, kích ngang)


Đây là loại kích thủy lực có thể điều chỉnh hành trình 1 cách dể dàng khác với loại 1 chiều ở chỗ là không điều chỉnh được hành trình cần thiết.

 

 

Kích thủy lực 1 chiều rỗng tâm.

Kích thủy lực rỗng tâm thường được sử dụng trong trường hợp có trục ở giữa, chủ yếu để kích bạc đạn ra khỏi trục, ngoài ra nó còn nhiều ứng dụng khác tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

 

KÍCH THỦY LỰC TLP

 

Kích thủy lực TLP (Đài Loan) là loại kích thủy lực được sản xuất tại Đài Loan với giá rẻ chất lượng cũng không kém so với các hãng thủy lực khác trên thế giới. Đây là hãng thủy lực lớn nhất của Đài loan chuyên sản xuất tất cả các dụng cụ thủy lực phục vụ công nghiệp. Kích thủy lực TLP thực sự là một lựa chọn phù hợp giá tương đối rẻ phải chăng.

Sau đây là các loại kích thủy lực của TLP được sử dụng nhiều tại Việt Nam.

 
Kích thủy lực 1 chiều: 

Kích thủy lực 1 chiều còn gọi là kích đứng, con đội đứng đây là loại kích thủy lực đơn thuần nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các dòng kích thủy lực. Kích thủy lực 1 chiều chủ yếu dùng để nâng hạ các thiết bị có tải trọng lớn theo chiều đứng (dọc) sử dụng kết hợp với bơm tay thủy lực hoặc bơm điện thủy lực. Khi thao tác với bơm thủy lực thì kích thủy lực sẽ nâng lên, kích thủy lực có tích hợp sẵn lò xo để khi mở van bơm thủy lực thiết bị sẽ hạ xuống tự động. Việc lựa chọn loại kích thủy lực chủ yếu dựa vào 2 yếu tố cơ bản là tải trọng cần nâng và hành trình nâng, dựa vào 2 yếu tố này người sử dụng sẽ lựa chọn loại kích thủy lực phù hợp nhất với yêu cầu đưa ra để tối ưu chi phí và tối đa hiệu quả khi sử dụng.

 
Cấu tạo kích thủy lực 1 chiều:

 
Hình ảnh thực tế kích thủy lực 1 chiều:

 
Kích thủy lực 2 chiều TLP:

Kích thủy lực 2 chiều hay còn gọi là kích ngang, con đội ngang đây là loại kích thủy lực hoạt động theo 2 chiều có thể nâng và hạ theo ý muốn của người sử dụng chủ yếu dùng theo chiều ngang. Việc lựa chọn loại kích thủy lực 2 chiều cũng dựa vào tải trọng và hành trình để chọn loại phù hợp nhất so với yêu cầu đưa ra.

 
Hình ảnh thực tế kích thủy lực 2 chiều:

 
Kích thủy lực TLP 1 chiều rỗng tâm:

Kích thủy lực 1 chiều rỗng hay còn gọi là kích lỗ loại này thường dùng trong các yêu cầu đặc biệt như tháo lắp bạc đạn hoặc nâng hạ những vật có trục ở giữa.

 

 
Hình ảnh thực tế kích thủy lực 1 chiều rỗng tâm:

 
Kích thủy lực có vòng hãm – khóa ren:
 

Kích thủy lực có vòng hãm là loại kích thủy lực được thiết kế 1 khóa ren để khi nâng lên đến 1 vị trí nào đó thì khóa ren có tác dụng giữ cố định không cho kích hạ xuống được. Khi muốn hạ xuống bắt buộc người sử dụng phải mở lỏng khóa ren và dùng 1 vật nặng đè xuống để kích có thể hạ xuống được vì loại này thiết kế không có lò xo hồi dầu tự động.

 
Hình ảnh thực tế kích thủy lực có vòng hãm 100 tấn:

 
Kích thủy lực bằng nhôm:


Đây là loại kích có khối lượng nhẹ thường được sử dụng trong 1 số yêu cầu đặc biết hoặc yêu cầu cần khối lượng kích nhỏ so với tải trọng của thiết bị.

 
Hình ảnh thực tế kích thủy lực 100 tấn bằng nhôm:

 

 
Kích thủy lực lùn (dẹp) hành trình nhỏ:

Kích thủy lực lùn là loại kích thủy lực có chiều cao ban đầu nhỏ, ngắn. Thường dùng trong các yêu cầu bị giới hạn bởi chiều cao, chiều rộng hoặc không gian chật hẹp. Loại này cũng được sử dụng khá phổ biến trong thị trường Việt Nam. Lưu ý: hành trình nâng của kích thủy lực loại này thường rất bé.

 
Cấu tạo kích thủy lực lùn:

 
Kích thủy lực lùn (dẹp) hành trình lớn:

Cũng giống như loại kích thủy lực lùn ở trên tuy nhiên loại này có hành trình nâng lớn hơn.

 
Hình ảnh thực tế kích thủy lực lùn (dẹp) hành trình lớn: 

 
Kích thủy lực móc (con đội móc):

Kích thủy lực móc có thể nâng được 2 đầu: 1 đầu đội và 1 đầu móc. Thông thường tải trọng tối đa ở đầu móc sẽ bằng 1 nữa so với đầu đội.

 
 
Hình ảnh thực tế kích thủy lực móc (con đội thủy lực móc):

 

 

(Nguồn: DBK Vietnam)Ketnoitieudung là nhà phân phối các loại thang nhôm, thiết bị, máy móc công nghiệpdụng cụ điệndụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes