BREAKING NEWS

Thursday, August 20, 2015

Tìm hiểu về các thể suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng về số lượng, chất lượng hoặc trẻ tăng nhu cầu về tiêu thụ dưỡng chất, nhưng lại không được bổ sung kịp thời do một hoặc cả hai nguyên nhân trên đều khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
Các loại suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng được phân các loại sau:
- Suy dinh dưỡng cấp (hay suy dinh dưỡng nhẹ cân): Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng cân nặng/chiều cao <-2SD, biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra, và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu.
- Suy dinh dưỡng mãn (hay suy dinh dưỡng thấp còi): Cân nặng theo chiều cao có thể bình thường hoặc thấp, nhưng chiều cao theo tuổi <-2SD. Phản ảnh sự thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong một thời gian dài, nặng và sớm vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ.
- Suy dinh dưỡng bào thai: Đánh giá dựa vào cân nặng <2500g, chiều dài < 48cm và vòng đầu <35cm sau khi trẻ chào đời.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chia làm 3 mức độ
Trẻ bị suy dinh dưỡng được chia ra làm 3 mức độ: Suy dinh dưỡng độ I, suy dinh dưỡng độ II, suy dinh dưỡng độ III. Cách phân loại này nhanh, đơn giản, phổ biến tuy nhiên lại không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính, không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.
• Trẻ bị suy dinh dưỡng độ I
Cân nặng còn 70% – 80% cân nặng của trẻ bình thường (cân nặng chuẩn theo tuổi, giới), Lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn thèm ăn và không có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.
• Trẻ bị suy dinh dưỡng độ II:
Cân nặng còn 60-70% cân nặng của trẻ bình thường (- 3SD đến - 4SD). Trẻ gầy gò, không có lớp mỡ dưới da: bụng, mông, chi; thường bị rối loạn tiêu hoá từng đợt và có thể biếng ăn.
• Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ III (Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng)
Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có các hình thái biểu hiện khác nhau.
Suy dinh dưỡng biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau
Nếu bạn cho rằng, trẻ suy dinh dưỡng là thân hình gầy quắt, teo héo, thiếu cân... thì bạn đang bị lầm tưởng nghiêm trọng và có thể trở nên chủ quan dẫn đến khó phát hiện ra tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ ở thể phù. Như bạn đã biết suy dinh dưỡng trẻ em tồn tại nhiều cấp độ khác nhau. Đặc biệt suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp.
Thể teo đét (Marasmus)
Trẻ suy dinh dưỡng ở thể này có nguyên nhân chủ yếu là do cung cấp thiếu năng lượng. Cân nặng còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới - 4SD). Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt trông như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má và thường xuyên rối loạn tiêu hoá: ỉa phân lỏng, phân sống. Ở mức độ này trẻ có thể thèm ăn hoặc ăn kém, trẻ trở nên ủ rũ, kém linh động và hay quấy khóc. Cơ nhẽo ảnh hưởng đến sự phát triển về vân động.
Trẻ chỉ còn “da bọc xương” khi bị suy dinh dưỡng (thể teo đét)
Thể phù (Kwashiorkor)
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ bị mắc suy dinh dưỡng thể phù là do cung cấp thiếu protid. Lúc này cân nặng của trẻ còn khoảng 60-80% trọng lượng của trẻ bình thường (từ -3SD đến - 4SD). Biểu hiện suy dinh dưỡng thể phù là mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu. Biểu hiện phù làm cho bé trông có vẻ bụ bẫm mà dân gian thường gọi nôm na là “xổ sữa”. Trên da xuất hiện những đốm màu đỏ sẫm, đen loang lỗ hoặc bong vảy, chốc lở là bởi sắc tố da bị rối loạn và các tế bào da bị chết. Ban đầu là những dấu hiệu phù mặt, mí mắt, chân tay… rồi dần tiến đến phù thũng toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn…
Trong khi đó cha mẹ thường không lưu tâm vì ban đầu bệnh không có nhiều biểu hiện trầm trọng. Suy dinh dưỡng thể phù nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra, còn có một vài đặc điểm khác như tóc trẻ bị thưa dễ rụng có màu hung đỏ, móng tay mềm dễ gẫy. Trẻ ăn kém, nôn trớ, ỉa phân sống lỏng có nhày mỡ. Trẻ còn hay quấy khóc, cơ nhẽo, kém vân động.

Trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị suy dinh dưỡng (thể phù)
Thể phối hợp (Marasmus - Kwashiorkor):
Suy dinh dưỡng thể phối hợp là dạng kết hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và thể phù, nguyên nhân là do trẻ bị thiếu năng lượng và thiếu protid. Cân nặng của bé giảm xuống dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới - 4SD). Trẻ bị phù, nhưng cơ thể lại gầy đét: người gầy đét, da bọc xương, má tóp nhưng lại phù ở mu bàn chân và có thể có mảng sắc tố. Ngoài ra, trẻ còn bị kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hoá.
Hậu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng thường trầm trọng, đặc biệt khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, không những gây ra tác động xấu đến quá trình phát triển vóc dáng, trí tuệ của bé mà còn làm ảnh hưởng đến tầm vóc cả một thế hệ, thậm chí tăng nguy cơ tử vong ở trẻ. Ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đang ở tình trạng đáng báo động khi cứ 10 trẻ có 3 trẻ trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Điều này đem lại muộn phiền, lo lắng của không riêng các ông bố bà mẹ mà còn là nỗi lo của các chuyên gia dinh dưỡng trong nước và quốc tế. Vì trẻ em không những là viên ngọc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của toàn xã hội. Là một người mẹ yêu con, hãy cho trẻ điều kiện phát triển tốt nhất.
GrowPLUS+ của NutiFood - Cùng mẹ nuôi con thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi.
(nutifood.com.vn/suy-dinh-duong)

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes