BREAKING NEWS
Showing posts with label Dinh dưỡng trẻ em. Show all posts
Showing posts with label Dinh dưỡng trẻ em. Show all posts

Thursday, February 8, 2018

Cách giúp tăng cân cho bé lười uống sữa

Mẹ đừng đặt nặng vấn đề bé có chịu uống sữa hay không, vì ngoài sữa ra thì vẫn còn rất nhiều cách giúp bé phát triển toàn diện cả về thể lực lẫn trí lực.
Hãy cùng dành ra 2 phút để tìm hiểu cách giúp trẻ tăng cân khi bé quá lười uống các loại sữa giúp trẻ tăng cân.
Mẹ nên biết không chỉ có sữa mới giúp bé tăng cân
1/ Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Nếu mẹ không biết sữa gì cho bé tăng cân mà lại phù hợp khẩu vị của con, thì trong lúc chọn lựa mẹ nên cung cấp thêm các nguồn dinh dưỡng, từ các loại thực phẩm khác cho bé.
Thực đơn phong phú không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn khiến cho bữa ăn trở nên thú vị hơn. Chế độ ăn giàu năng lượng, có hàm lượng dinh dưỡng cao để tăng cân ở trẻ em bao gồm: Chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trẻ cần ăn nhẹ thường xuyên nhưng cũng giống như bữa ăn chính, mẹ cần chọn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như quả hạch, táo, pho mát, sữa chua…
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé tăng cân hiệu quả
2/ Hoạt động thể thao thường xuyên
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh thì việc tập thể dục, thể thao cũng là cách giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Khi tập thể dục đều đặn thì dù bé có ăn nhiều, mẹ cũng không bị mỡ tích tụ.
Các hoạt động thể dục thể thao không chỉ kích thích sự ham học hỏi, tạo niềm vui cho bé, mà còn làm tiêu hao năng lượng giúp bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, các mẹ vì thế cũng không còn phải lo lắng nhiều về việc tìm loại sữa nào giúp trẻ tăng cân.
Hoạt động thể thao thường xuyên cũng giúp bé tăng cân
3/ Một vài lưu ý để trẻ ăn ngon miệng hơn
Tuy nước rất quan trọng đối với sức khỏe của bé, thế nhưng không phải vì vậy mà mẹ cho con uống nước vô tội vạ. Vì uống nước trước bữa ăn sẽ khiến con bị đầy bụng không ăn được nhiều. Ngoài ra, các loại nước như nước ngọt, soda,.. không có giá trị dinh dưỡng, mẹ nên hạn chế hoặc không nên cho bé dùng. Các loại nước ép trái cây nhiều đường cũng không tốt cho răng và sức khỏe của con nếu uống quá nhiều.
Mẹ hãy dạy cho con hiểu rằng ăn uống là một việc vô cùng quan trọng và thú vị. Nếu bé cảm thấy giờ ăn nhàm chán hoặc hay bị phạt khi ăn thì bé sẽ không hứng thú và muốn ăn nhiều. Vì vậy mẹ không nên lớn tiếng la mắng hay phạt trẻ trước bữa ăn, tốt nhất nên tạo không khí vui vẻ, tắt tivi và cho bé vào bàn ăn cùng mọi người để con cảm thấy sự nghiêm túc của bữa ăn và bắt chước người lớn ăn uống.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi chậm tăng cân mẹ nên chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi
Đó là một số điều mẹ cần làm để con luôn tăng cân khỏe mạnh dù không chịu uống sữa. Mong rằng bài viết này đã góp thêm kiến thức để mẹ có thể chăm con khỏe mỗi ngày.
Tham khảo các bài viết: 

Nên làm gì khi bé không chịu uống sữa?

Dẫu biết sữa là nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng của trẻ, thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng chịu uống sữa. Nhằm giúp các bé thích thú hơn với việc uống sữa và mẹ nhẹ nhàng hơn mỗi khi cho con ăn.

Không phải bé nào cũng chịu uống sữa
Bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm để khắc phục tình trạng bé không chịu uống sữa.
1/ Chia làm nhiều bữa
Tuy rằng ở mỗi lứa tuổi bé sẽ cần cung cấp những lượng sữa khác nhau, thế nhưng mẹ cũng đừng vì vậy mà ép con uống sữa. Thời gian đầu khi bé chưa quen, mẹ có thể chia nhỏ lượng sữa khoảng 50 ml rồi 100 ml mỗi lần uống. Điều này, sẽ giúp con dễ dàng chấp nhận hơn vì cảm thấy việc này cũng không quá khó khăn. Khi con yêu đã quen vị và quen với công việc này của mình, trẻ dần dần sẽ uống ngon miệng hơn.
Một lưu ý cho mẹ nữa là để đổi từ sữa thường sang sữa giúp trẻ tăng cân nhanh cần có thời gian để bé thích ứng nên mẹ cũng không nên vội vàng, hãy chia nhỏ lượng sữa như cách trên để bé tập dần mẹ nhé.
2/ Bổ sung các sản phẩm từ sữa
Các mẹ có con chậm tăng cân luôn đau đầu bởi câu hỏi sữa nào cho bé tăng cân, mà quên mất rằng ngoài uống sữa, mẹ có thể bổ sung các chế phẩm từ sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Những sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem,… chứa rất nhiều khoáng chất, canxi giúp trẻ phát triển tối ưu và có mùi vị cũng dễ chịu, dễ ăn hơn so với sữa. Vì thế, các mẹ cũng có thể dùng các sản phẩm này thay các loại sữa tăng cân cho trẻ em, nếu như lượng sữa của con uống hàng ngày chưa đủ.
Các chế phẩm từ sữa có thể thay thế những loại sữa giúp bé tăng cân tốt
3/ Pha sữa đúng cách
Một mẹo giúp bé uống sữa ngon miệng và không từ chối bất cứ thể loại sữa nào, đó chính là mẹ cần pha sữa hợp khẩu vị của con.
Nước pha sữa chỉ khoảng 40 – 50 độ C, nếu sau khi pha để sữa ở nhiệt độ phòng thì chỉ nên dùng trong vòng 1 giờ. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể sử dụng được trong 24 giờ.
4/ Chọn loại sữa con thích
Bạn có thể cho con uống sữa bột, sữa đậu nành hay một số loại sữa từ các loại hạt dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của bé. Mẹ nên thường xuyên quan sát và theo dõi xem bé tỏ ra thích loại sữa nào hơn để chọn cho con loại sữa phù hợp.
5/ Chọn ly, bình bú có màu và hình mà bé thích
Trẻ em luôn thích ăn và uống trong những đồ vật có màu sắc và hình thù bắt mắt. Do đó, mẹ nên đổ sữa vào một chiếc ly có hình thù ngộ nghĩnh mà con thích, bé sẽ lập tức chú ý và uống ngoan ngoãn hơn đấy.
Nên chọn ly hoặc bình bú có màu bé thích
Đó là những điều mà mẹ cần lưu ý thực hiện khi bé không chịu uống sữa. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp mẹ có thể khắc phục tình trạng lười uống sữa ở trẻ.
Tham khảo các bài viết:

Có nên ép con uống sữa không?

Hiện nay tình trạng trẻ thấp còi, chậm tăng cân đang rất phổ biến, chính vì vậy mà các mẹ luôn tìm đủ mọi cách để ép con uống các loại sữa tăng cân. Thế nhưng không phải bé nào cũng chịu thua và đồng ý uống sữa theo lời mẹ. Vậy, liệu mẹ có nên ép con uống sữa không? Và giải pháp nào giúp bé không còn lười uống sữa nữa? Hãy cùng dành ra 2 phút xem bài viết bên dưới mẹ nhé.

Sữa giúp bé tránh xa các nguy cơ suy dinh dưỡng
1/ Có nên ép trẻ uống sữa không?
Khi thấy con cứ lắc đầu với sữa, nhiều bậc phụ huynh thường sốt ruột và nóng vội, ép trẻ uống. Thực tế, có thể ép trẻ uống một ngày, hai ngày nhưng về lâu dài, điều này lại mang lại nhiều nguy hại hơn là lợi.
Hành động thúc ép ảnh hưởng rất tiêu cực tới tâm lý của trẻ trong việc ăn uống và mối quan hệ mẹ con sau này. Ép thường đi đôi với dọa nạt trẻ, lời nói, cử chỉ, thái độ bạo lực không chỉ khiến trẻ sợ hãi mà còn làm trẻ có những phản ứng chống trả. Về lâu dài, trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh, dữ dằn hoặc u uất do stress. Nếu các bậc phụ huynh phớt lờ cảm xúc của con, trẻ sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh trầm cảm, rất nguy hiểm.
Mẹ không nên ép con uống sữa
2/ Một số biện pháp giúp bé chịu uống sữa
Khi đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức, đặc biệt là chuyển sang các loại sữa giúp trẻ tăng cân là một điều rất khó chấp nhận và không dễ dàng gì để thực hiện. Vì vậy, mẹ hãy bỏ túi một số mẹo nhỏ sau để việc cho con uống sữa đơn giản hơn:
  • Khi uống sữa ngoài bé cần phải dùng “ti” giả và vì vậy việc làm quen với vật dụng này sẽ giúp bé dễ dàng tiếp nhận việc bú sữa bình hơn.
  • Với những bé đã được bú sữa mẹ ngay từ khi mới lọt lòng thì việc dùng sữa ngoài có thể rất khó khăn, mẹ nên cho bé tập bú bình bằng sữa mẹ để bước đầu làm quen với cách bú bình.
  • Hãy bắt đầu với 1 lượng nhỏ và tăng dần khẩu phần khi bé đã quen. Bằng cách này bé quen dần với hương vị sữa nên sẽ không bài xích hương vị sữa nữa.
  • Tập cho bé bú đúng giờ, vì như vậy sẽ tạo phản xạ đói và thèm ăn cho bé nên lúc thay đổi sữa bé cũng có thể tiếp nhận dễ dàng hơn.
Mẹ nên tập cho bé uống sữa từng chút một
3/ Cách xác định bé đã no hay chưa
Để trẻ tăng cân nhanh và đồng ý uống sữa thì tốt nhất mẹ nên chọn chọn những khung giờ vàng mà bé đói chứ không nên ép lúc bé đã no. Mẹ có thể nhận biết lúc nào bé đói bằng các cách sau:
  • Bé bú sữa mẹ hoàn toàn: Trong 24 giờ, bé đi tiểu 5 – 6 lần, nước tiểu trong nghĩa là bé đã bú no và mẹ không cần ép bé bú thêm.
  • Bé bú sữa mẹ và sữa công thức: Bé đi tiểu 5 – 6 lần/ngày, không quấy khóc đòi ăn thêm, đi “ị” 1 – 2 lần/ngày. Phân mềm, dễ đi, màu vàng.
  • Bé ăn dặm: Bé hợp tác mỗi lần ăn, không quấy khóc, chơi cả ngày. Nếu mẹ cho bé uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh trong thời kỳ ăn dặm, bé sẽ đi phân mềm, màu vàng hoặc xanh.
Không nên ép con uống sữa nếu con no
Ép con ăn hay bú sữa chưa bao giờ là việc làm đúng đắn, chính vì vậy mẹ hãy hiểu con và chọn ra thời điểm ăn uống phù hợp để bé luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong mỗi bữa ăn.
Với những chia sẻ ở trên, hy vọng mẹ đã có thêm kinh nghiệm để chăm con khỏe mỗi ngày. Chúc mẹ thành công trong việc chăm sóc con yêu nhé!
Tham khảo các bài viết:

Nuôi con bằng sữa công thức như thế nào là đúng?

Sữa công thức là một trong những loại thực phẩm thay thế sữa mẹ khá phổ biến hiện nay, thế nhưng nuôi con bằng sữa công thức như thế nào là đúng và đảm bảo bé tăng cân khỏe mạnh?
Bài viết sau đây xin tổng hợp lại kinh nghiệm nuôi con khỏe mạnh của các bà mẹ Việt để những ai mới làm mẹ có thể dựa vào sữa công thức nuôi con tốt hơn.
Sữa công thức đang được các bà mẹ rất ưa chuộng
1/ Lượng sữa mỗi ngày
Khi pha chế sữa công thức mẹ phải luôn cẩn thận tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhu cầu hàng ngày của trẻ sơ sinh là 500 – 600 ml cho đến khi bé được một tuổi (lượng sữa trung bình là 150 ml trên mỗi kg thể trọng). Lúc đầu, với mỗi cữ bú, bé chỉ uống 30 – 60 ml, sau đó tăng dần lên 120 – 180 ml. Khi bắt đầu ăn dặm, bé có thể uống một bình sữa 180 – 240 ml sau bữa ăn và trước giấc ngủ đêm.
Đừng khoét rộng lỗ thoát sữa ở núm vú bình sữa vì như vậy sẽ làm cho bé bú quá nhiều và có thể tăng cân nhanh, hoặc có thể gây sặc cho bé. Khi bé từ chối bình sữa, ngưng mút sữa hoặc để rơi bình sữa, nghĩa là bé đã đủ no, đừng vì con tăng cân chậm mà ép bé phải uống cho hết phần sữa đã pha mẹ nhé. Trong trường hợp bé có vẻ luôn đói và đòi bú sữa liên tục hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các loại sữa cho bé trên 1 tuổi cần được sử dụng đúng liều lượng
2/ Lưu ý về pha sữa và vệ sinh bình
Để tăng cân cho bé hiệu quả, mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc pha sữa công thức và cách vệ sinh bình để đảm bảo sức khỏe tiêu hóa cho con.
  • Luôn mua và sử dụng sữa công thức còn hạn sử dụng.
  • Dùng dụng cụ sạch để mở hộp sữa công thức dạng nước, sau khi mở phải sử dụng ngay.
  • Pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu mẹ pha nhạt (ít bột sữa hơn so với hướng dẫn), bé sẽ không nhận đủ năng lượng cần thiết. Ngược lại nếu bạn pha đặc (quá nhiều bột sữa) có thể dẫn đến tiêu chảy, mất nước.
  • Khi pha sữa bột, nên dùng nước sạch đun sôi (sôi đến 100 độ C trong vòng 3 – 5 phút) và để ra ngoài một lúc đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 – 50 đô C. Không nên pha sữa bằng nước khoáng, nước rau luộc hay nước hoa quả. Không sử dụng nước đun sôi nhiều lần và để trong ấm lâu ngày, cũng không nên dùng nước giếng.
  • Rửa bình sữa, núm vú và tất cả các dụng cụ pha chế cần thiết trong nước xà phòng nóng, sau đó súc rửa lại cho sạch.
  • Bé nhà mẹ có lẽ sẽ thích sữa có nhiệt độ ấm như thân nhiệt của bé. Bạn có thể làm ấm sữa bằng cách đặt bình sữa vào tô nước âm ấm.
  • Không dùng lò vi sóng để hâm sữa nóng, vì sự phân phối sức nóng trong lò vi sóng không đều nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá, có thể khiến bé bỏng miệng khi bú.
  • Mẹ phải luôn tự kiểm tra nhiệt độ của sữa đã pha trước khi cho bé bú.
Mẹ cần chú ý vệ sinh bình đúng cách cho bé
3/ Cách dự trữ sữa công thức
Khi dự trữ sữa công thức cho trẻ, mẹ cần hết sức giữ vệ sinh để đảm bảo tránh các vi khuẩn có hại.
  • Không trữ đông sữa công thức pha sẵn hay để sữa bị nóng lên quá 35 độ C.
  • Sữa công thức pha sẵn nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh để giảm thiểu sự sinh sôi vi khuẩn.
  • Không dùng sữa công thức pha sẵn trữ trong tủ lạnh quá 24 tiếng.
  • Khi cả nhà đi chơi bên ngoài, mẹ có thể chuẩn bị sẵn lượng sữa chính xác trong bình sữa, khi cần cho bé bú thì pha với nước đun sôi để nguội.
Không nên trữ đông sữa công thức đã pha
Đó là 3 lưu ý mà mẹ cần biết để có thể nuôi con bằng sữa công thức thật tốt. Ngoài ra, mẹ nên chọn các loại sữa công thức phù hợp nhu cầu phát triển của con. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ích về việc nuôi con bằng sữa công thức. Chúc mẹ luôn thành công trong quá trình nuôi con khỏe, chăm con ngoan.
Tham khảo các bài viết:

Mách mẹ 5 biện pháp giải quyết khi con bị biếng ăn

Cuộc chiến vật lộn giữa các mẹ và bé đã không còn xa lạ gì với nhiều gia đình khi con bị biếng ăn. Tình trạng trẻ biếng ăn luôn là nguyên nhân dẫn đến việc bé chậm lớn, suy dinh dưỡng, thấp còi… và trở thành nỗi bận tâm của nhiều bố mẹ Việt. Vậy, khi con bị biếng ăn nên dùng biện pháp gì để giải quyết ?
Tình trạng biếng ăn ở trẻ đã trở nên phổ biến hơn
  1. Thu hút bé qua dinh dưỡng
Đây là biện pháp hàng đầu khi trẻ biếng ăn mà các mẹ nên áp dụng. Thức ăn cần kích thích các giác quan và phù hợp với tình trạng sức khỏe riêng của mỗi bé.
Chú ý tới hình thức món ăn
Trẻ em luôn thích những gì nhiều màu sắc, bởi vậy trước khi thử xem món ăn đó có ngon không, trẻ sẽ bị thu hút nếu món ăn mẹ nấu thật sặc sỡ và hấp dẫn. Việc tạo ra một bữa ăn đẹp mắt và ngon miệng sẽ giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Thường xuyên cho trẻ thưởng thức những món ăn mới, hợp khẩu vị
Tâm lí của người lớn cũng như trẻ em là thích ăn những món mới, hợp khẩu vị. Vì vậy đừng bắt trẻ ăn một vài món nhất định. Trẻ được ăn nhiều món cũng hạn chế được cảm giác ngán và có cảm giác thích thú với mỗi bữa ăn vì được ăn thêm món mới. Mặt khác, tạo nhiều thay đổi trong món ăn cũng làm đa dạng dinh dưỡng, giúp cho trẻ biếng ăn phát triển toàn diện hơn.
Thực đơn lý tưởng cho trẻ đảm bảo đa dạng về chủng loại, màu sắc, cách trình bày… trong đó có những loại thức ăn trẻ yêu thích, đồng thời cân đối đầy đủ các dưỡng chất như đạm, mỡ, đường, và khoáng chất.

Mẹ nên tạo cho con những món ăn bắt mắt để thu hút bé
  1. Kỷ luật chặt chẽ
Không nên cho trẻ ăn vặt
Việc cho trẻ ăn vặt và dùng các loại đồ ăn chứa nhiều calo như socola, kẹo hay đồ uống có ga sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao gây ra cảm giác no ảo. Chính vì vậy, cứ đến giờ ăn, con sẽ không cảm thấy đói và chán ăn.
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Việc ngủ đủ giấc có mỗi liên hệ chặt chẽ với sự thèm ăn ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị thiếu ngủ thì não sẽ bị ức chế, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Chính vì vậy, để trẻ ngủ đủ và ngủ ngon giấc đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ cũng nên nhớ số giờ bé cần ngủ khác biệt với mỗi độ tuổi
Hình thành thói quen ăn đúng giờ ngay từ khi còn nhỏ
Một số bà mẹ cho rằng trẻ không muốn ăn thì thôi, đợi khi nào trẻ đói khắc đòi ăn. Lại có những bà mẹ lại quá bận rộn, bản thân ăn uống không đúng giờ nên đương nhiên trẻ cũng theo cái nếp đó.
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tập cho con thói quen ăn uống đúng giờ. Không nên tạo cho trẻ thói quen ăn uống lung tung. Nếu rèn được cho con thói quen này thì mỗi khi tới bữa ăn, con sẽ tự động ngồi vào bàn và ăn một cách ngoan ngoãn.
Hình thành thói quen ăn uống ở trẻ
  1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu của bé
Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động từ bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc chữa bệnh (đặc biệt là kháng sinh),… Do đó dễ gây kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, giảm sức đề kháng,…
Để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tăng thèm ăn, tăng sức đề kháng nên bổ sung men vi sinh chứa đồng thời các vi khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics). Probiotics có nhiều trong thực phẩm (như sữa chua, kim chi,…) hoặc thực phẩm chức năng, thuốc.
Ngoài các biện pháp giúp cho trẻ biếng ăn trên, chuyên gia còn chia sẻ cha mẹ có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa tự nhiên, hấp thu chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Nếu mẹ còn đang băn khoăn không biết sữa nào giúp trẻ tăng cân thì có thể sử dụng sữa Grow plus cho bé mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, giúp trẻ ngon miệng và phát triển toàn diện.
Grow plus đỏ là sản phẩm hỗ trợ cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cải thiện hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
  1. Điều chỉnh tâm lý đúng
Không nên ép trẻ ăn theo tiêu chuẩn
Theo chuyên gia, trong mỗi bữa nếu trẻ ăn ít hoặc thiếu một hai món thì cũng không sao, có thể bù đắp bằng các thức ăn khác mà trẻ thích như bánh bông lan, snack hay một số loại rau quả, trái cây. Vì thế, cha mẹ đừng ép ăn vì lo trẻ thiếu chất. Trẻ có thể ăn khi đói hoặc bù vào các bữa kế tiếp. Việc cố gắng bắt trẻ phải ăn sẽ gây nên tác dụng ngược lại bởi trẻ sẽ sợ mỗi khi tới giờ ăn. Lâu dần, điều này sẽ gây ra sự ức chế cảm xúc khiến trẻ chán ghét giờ ăn cơm.
Hãy tạo không khí ăn uống thật thoải mái, vui vẻ cho trẻ
Nhiều cha mẹ khi trẻ biếng ăn đã dùng những biện pháp mạnh như quát mắng, dọa đánh hay “dã man” hơn là bóp mũi ép ăn. Điều này vô cùng tai hại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tâm lý trẻ không vui, cảm thấy tức giận hay lo lắng điều gì thì cơ môn vị sẽ bị co thắt giữ thức ăn trong dạ dày và gây ra căn bệnh biếng ăn, thậm chí là viêm dạ dày. Chính vì vậy, người lớn không nên trách mắng hay nặng lời với con trong bữa ăn.
  1. Vận động thể lực
Trẻ tự do vui chơi giúp bé ăn ngon miệng hơn
Muốn bé ăn ngon miệng, nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động, bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. Cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt.
Biếng ăn ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do vậy, thay vì chỉ mải mê tìm câu trả lời cho câu hỏi “nên cho trẻ uống sữa gì để tăng cân và ăn ngon miệng hơn ?” Các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn và áp dụng biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này.
Tham khảo các bài viết: 
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes