BREAKING NEWS

Wednesday, April 24, 2019

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn tại nhà phố

Khói và khí độc là hai thứ vũ khí nguy hiểm hơn cả lửa khi gặp hỏa hoạn. Kỹ năng thoát hiểm trở nên cực kỳ quan trọng trong trường hợp này. Những kỹ năng đó là gì? Cần áp dụng ra sao? Sau đây, Kết Nối Tiêu Dùng sẽ tổng hợp kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn tại nhà phố.

Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy rất quan trọng
 

1/ Thiết kế nhà có lối thoát hiểm

Trước thực tế hiện nay khi các vụ hỏa hoạn xảy ra ngày càng thường xuyên hơn gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, việc thiết kế nhà phố sao cho vẫn tận dụng tối đa diện tích mà lại có thể dễ dàng thoát thân khi không may xảy ra hỏa hoạn đang được rất nhiều người quan tâm.
 
Phần lớn những ngôi nhà phố đều có một bất lợi đó là hẹp và sâu, diện tích nhỏ, không gian xung quanh là những ngôi nhà cao tầng san sát. Chính vì vậy trong thiết kế nhà ống ở đô thị người ta thường quan tâm đến sự phân bố các phòng, các tiện ích mà ít ai nghĩ đến phương án thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
 
do lo ngại về tình trạng trộm cắp nên trong xây dựng nhà phố các gia chủ thường yêu cầu xây kín đáo và phải khóa năm bảy lớp, không làm cửa hậu hay lối trổ lên mái và xây ban công bằng khung sắt. Thế nên khi xảy ra sự cố thì không có đường thoát và rất dễ bị ngạt.
 
Bạn cần phải thiết kế lối thoát hiểm để đề phòng những sự cố có thể xảy ra nhằm đảm bảo sự an toàn của bản thân cũng như gia đình gia chủ.

 

Bố trí lối thoát hiểm trong nhà rất cần thiết
 
>> Xem thêm máy chà nhám Makita

 

2/ Sử dụng cầu giao chống giật, aptomat

Ngày nay khi mà đời sống con người ngày càng cải thiện , nhu cầu cho cuộc sống ngày càng nâng cao, thì việc lắp đặt nhiều thiết bị điện đảm bảo cho sự tiên nghi trong nhà là điều không thể tránh khỏi. Việc sử dụng quá nhiều thiết bị hoặc thiết bị có công suất quá lớn làm chập mạch, gây cháy nổ là điều không thể tránh khỏi. Trong thực tế ta có thể hoàn toàn tránh được những tai nạn như thế này cho người thân của bạn nếu sử dụng cầu dao chống giật.
 
Aptomat chống rò có nhiều loại, cấu tạo có khác nhau nhưng công dụng chính đều là tự ngắt điện khi phát hiện có dòng rò.
Không chỉ có tác dụng bảo vệ an toàn của con người, ngăn không bị tai nạn nặng do điện giật, aptomat còn có tác dụng đề phòng hoả hoạn xảy ra đối với mạng lưới điện. Bạn có thể sống trong một ngôi nhà phố và nghĩ rằng chúng không bao giờ bị cháy – nhưng thực tế không phải như vậy. Khi chập điện thì tại vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với chính dây dẫn với vỏ cách nhiệt bằng nhựa, và chủ yếu là nhiệt đó sẽ tạo ra bén lửa đối với các vật xung quanh. Dòng điện có thể tăng cao đến mức làm các aptomat (hoặc cầu chì bảo vệ) ngắt điện.

 

Sử dụng aptomat là một trong những cách hạn chế hỏa hoạn
 
>>  Xem thêm máy cưa xích Makita
 

3/ Thang dây hay dây thoát hiểm

Trong trường hợp có hỏa hoạn mà không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính hay cửa thoát hiểm, cửa sổ hay ban công chính là nơi giúp bạn thoát ra khỏi đám cháy. Khi đó, một chiếc thang dây hay thoát hiểm sẽ là vật dụng cực kỳ hữu ích. 
 
Tùy theo độ cao căn hộ của bạn mà có thể lựa chọn các loại dây thoát hiểm với độ dài khác nhau lên tới trên 50m (tương đương nhà 12 tầng). Khi có sự cố, bạn móc đầu dây vào thành cửa sổ, ban công có bệ chắc chắn. Mọi bộ phận của thiết bị đều chống cháy nên bạn có thể yên tâm, bình tĩnh thoát hiểm. Trọng lượng chịu tải cho phép khoảng 150 kg.
 

Nên dự trữ thang trong nhà
 
Hiện nay, có một số nhà sản xuất sử dụng loại thiết bị thoát hiểm bằng dây tích hợp gọn gàng trong ba lô. Móc được gắn trước trong văn phòng hoặc nhà ở, tốt nhất là gần cửa sổ. Khi xảy ra cháy, người dùng đeo balô lên vai, thắt dây an toàn rồi mắc cáp vào móc sau đó tiến ra phía cửa sổ rồi tuột xuống đất.
 
Đối với thang dây thoát hiểm, thông thường thang có độ dài khoảng 6 tầng, chịu được trọng lượng trên 400 kg.
 
Tuy nhiên, bạn lưu ý, bệ cửa sổ phải dày và chắc chắn để có thể lấy điểm gắn thang vào. Ngoài ra, việc tụt theo thang xuống cần nhanh nhưng thận trọng. Việc leo thang không khó bằng sử dụng dây nhưng vẫn có sự chuẩn bị trước.


Trong trường hợp không có thang để xuống và khoảng cách cũng không quá cao, bạn có thể tận dụng mọi dụng cụ sẳn có trong nhà để thoát hiểm như thang  nhôm rút hay thang nhôm trượt. Ngoài ra, nếu phía dưới lầu có lửa bốc lên, bạn không nên lựa chọn thang dây vì có thể sẽ bị bén lửa dẫn đến nguy hiểm cho bản thân. Hãy hiểu rõ hoàn cảnh để lựa chọn cách thoát hiểm phù hợp.
 
>> Xem thêm thang chữ a 2m 
 

4/ Bình chữa cháy

Chất chữa cháy trong bình có tác dụng dập tắt nhanh chóng các đám cháy nhỏ, khắc phục sự cố kịp thời với thao tác dễ sử dụng.
 
Bình khí CO2 chữa cháy có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng. Bình chữa cháy thường ghi rõ CO2, MT2, MT3, MT5.       
 
Cơ bản bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), khí (methan, gas), thiết bị điện. Đặc điểm: Làm loãng đám cháy, chỉ chữa cháy trong nhà, không chữa cháy các chất cháy gốc kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen…), vì sẽ cháy mạnh hơn.

Bình chữa cháy là dụng cụ cần thiết của mỗi gia đình
 
Vì CO2 phun ra sẽ rất lạnh (-73oC), nên không được phun trực tiếp vào người khác, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt. Cũng không nên để trong phòng kín có người ở.
 
Trên đây là một số kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn tại nhà mặt phố. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số dụng cụ hỗ trợ quan trọng khác không kém tại Kết Nối Tiêu Dùng.
 
Kết Nối Tiêu Dùng tự hào là nhà phân phối các loại thang nhôm, thiết bị, máy móc công nghiệp, thiết bị - dụng cụ đo, dụng cụ điện, thiết bị tổng hợp hay dụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm, cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.
Hoặc truy cập website https://www.ketnoitieudung.vn để lựa chọn và đặt hàng online các sản phẩm phù hợp nhu cầu.
 

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes