BREAKING NEWS

Sunday, July 1, 2018

Những dấu hiệu cảnh báo mẹ nên sinh mổ

Sinh mổ luôn là điều không mong muốn với các bà bầu nhưng không phải bà bầu nào cũng đủ điều kiện để sinh con theo cách thông thường một cách an toàn. Do đó hãy đọc thật kỹ bài viết sau để có những thông tin về cách chăm sóc da khi mang thai và những dấu hiệu khi mẹ nên sinh mổ.
Mẹ sinh mổ đều có những dấu hiệu riêng
1/ Tiền sử sinh mổ
90% phụ nữ đã từng sinh mổ lần trước đó sẽ tiếp tục sinh mổ lần sau. Nguy cơ lớn nhất nếu bạn chọn sinh thường là vỡ tử cung, xảy ra ở 0,2-1,5% phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đảm bảo sức khỏe mẹ bầu hiện tại để lựa chọn cách sinh phù hợp với mình.
Bà bầu đã có tiền sử sinh mổ
2/ Nhau tiền đạo
Nếu bạn được chẩn đoán có nhau tiền đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ, rất có thể bạn sẽ phải sinh mổ. Điều này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung, che kín một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Vấn đề này có thể gây chảy máu nguy hiểm khi sinh thường.
Mẹ bị rau tiền đạo
3/ Mắc bệnh truyền nhiễm
Nếu bạn mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như HIV, Herpes, bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh mổ để tránh lây sang thai nhi khi sinh thường.
4/ Đa thai
Phụ nữ mang thai đôi, ba có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ. Đặc biệt khi đa thai chung túi ối hoặc nằm ở vị trí không thuận lợi, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên sinh thường để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Mẹ mang đa thai
5/ Mắc bệnh mạn tính
Phụ nữ mắc bệnh tim, tiểu đường có thể gặp nhiều rủi ro khi sinh nở. Những căn bệnh này có thể gây căng thẳng cho mẹ, giảm khả năng co bóp tử cung, dẫn đến khó sinh.
6/ Vị trí thai không thuận
Thông thường vị trí của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu em bé nằm ngang hoặc vị trí ngôi mông, bắt buộc phải mổ. Rủi ro sinh thường trong trường hợp này có thể dẫn đến suy thai hoặc em bé không nhận đủ oxy.
Vị trí của thai nhi không thuận
7/ Dị tật bẩm sinh
Nếu thai nhi được chẩn đoán mắc một dị tật bẩm sinh, thai phụ cần được mổ để giúp giảm các biến chứng khác trong quá trình sinh.
8/ Thai nhi quá lớn
Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, mẹ thường được chỉ định mổ.
Thai nhi lớn hơn so với chuẩn
Ngoài ra, một số mẹ bầu có khung xương chậu quá nhỏ sẽ không đủ không gian để thai nhi chui qua đó nên không thể sinh thường.
Lưu ý: 
Dù không có những dấu hiệu trên trong suốt thai kỳ, bạn có thể phải sinh mổ cấp cứu ngay lập tức khi chuyển dạ nếu:
  • Nhịp tim hoặc mức oxy của bé bất thường.
  • Bạn bị tiền sản giật nghiêm trọng.
  • Bạn bị chảy máu nghiêm trọng khi chuyển dạ.
  • Vỡ tử cung.
  • Sa dây rốn: Đây là trường hợp dây rốn ra ngoài trước em bé. Điều này có thể. khiến em bé bị ngạt khi ra sau.
  • Cổ tử cung không mở.
Mẹ bầu nên cẩn thận với tất cả mọi dấu hiệu khi bước vào những tháng cuối thai kỳ
Mang thai là quá trình vô cùng quan trọng và ý nghĩa với mỗi người phụ nữ. Các mẹ bầu sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe và nhan sắc trong thời kỳ mang thai, do đó, việc chăm sóc và cách dưỡng da cho bà bầu luôn được mọi người quan tâm và tin dùng.
Tuy nhiên, chăm sóc thể nào cho tốt và sử dụng sữa chống rạn da cho bà bầu luôn là ưu tiên hàng đầu với các bà bầu. Ngoài ra, việc sinh mổ hay sinh thường hiện nay đã là một vấn đề khá đơn giản bởi khoa học và y học đã phát triển rất nhiều. Do đó, các bà bầu chỉ cần đi thăm khám thai sản đúng theo yêu cầu và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ thì việc sinh nở sẽ diễn ra an toàn.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes