BREAKING NEWS

Saturday, March 3, 2018

Bất ngờ với tuổi thọ của muỗi và cách phòng chống hiệu quả

Mẹ rất ghét lũ muỗi cứ suốt ngày bay lờn vờn chờ cơ họi kiếm ăn trong nhà mình. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem chống muỗi an toàn nhưng mẹ vẫn lo lắng. Mẹ rất muốn tiêu diệt hết lũ muỗi đáng ghét ấy. Mẹ ơi, biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Mẹ hãy đọc bài viết này để hiểu rõ về tuổi thọ của muỗi và cách phòng chống hiệu quả mẹ nhé!

1/ Muỗi sống được bao lâu?

Muỗi là trung gian truyền bệnh của nhiều bệnh nhiệt đới như sốt rét, giun chỉ bạch huyết và một số bệnh do virus như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng… Ở những nước có khí hậu ôn hòa, muỗi thường gây phiền hà cho con người do chích đốt máu hơn là khả năng truyền bệnh. Vậy loài muỗi sống được bao lâu?
Muỗi phát triển qua 4 giai đoạn: trứng (eggs), ấu trùng gọi là bọ gậy (larvae), thanh trùng gọi là lăng quăng (pupa) và muỗi trưởng thành. Ba giai đoạn đầu, chúng sống ở dưới nước; giai đoạn muỗi trưởng thành sống tự do ở môi trường. Để phân biệt được muỗi đực và muỗi cái, thường căn cứ vào râu ở đầu muỗi. Râu muỗi đực rậm, còn râu muỗi cái thưa hơn.
Vòng đời của muỗi
Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng sốt đời; để thực hiện được chức năng này muỗi cái cần phải đốt máu. Muỗi đực không đốt máu mà tự nuôi dưỡng bằng chích hút nhựa cây. Khi muỗi cái đốt no máu, chúng tìm nơi trú ẩn để tiêu máu; đó là những nơi kín gió, ấm áp, ẩm thấp và tối tăm. Mỗi loài muỗi có tập tính tìm nơi trú ẩn khác nhau. Khi muỗi hoàn thành giai đoạn tiêu máu thì trứng cũng đã chín. Muỗi cái tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, muỗi lại bay đi tìm mồi hút máu. Thời gian vừa đẻ vừa đi tìm mồi hút máu cho lần đẻ sau được tính là một ngày đêm. Thời gian muỗi đốt máu, trú đậu tiêu máu, hình thành trứng chín, tìm nơi sinh đẻ và bay đi tìm mồi đốt máu gọi là chu kỳ sinh thực. Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Sau mỗi lần đi đẻ muỗi chết khoảng 50%. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Như vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực.

2/ Cách phòng chống muỗi hiệu quả

Mẹ cũng biết rằng muỗi là trung gian gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đúng không. Vì vậy phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì phải đắn đo không biết sử dụng thuốc trị muỗi đốt cho bé nào an toàn, mẹ hãy áp dụng những cách dưới đây để phòng chống muỗi, bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé.
  • Mặc quần áo sáng màu, dài tay

Vải có màu tối thường thu hút muỗi, ngược lại quần áo sáng màu sẽ ít hấp dẫn muỗi hơn. Vì vậy mẹ hãy lưu ý tránh cho mọi người mặc quần áo tối màu.
2-2
Quần áo sáng màu có thể giúp bé chống muỗi
  • Đóng cửa khi ra vào

Phần lớn các loại muỗi xâm nhập vào trong nhà lúc bình minh hoặc khi chạng vạng tối. Hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này sẽ giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng.
Nếu có điều kiện, cmẹ có thể lắp lưới chống muỗi trong nhà, ở các cửa sổ hoặc cả cửa chính. Việc lắp lưới có tác dụng ngăn ngừa muỗi và các loại côn trùng xâm nhập đồng thời vẫn đảm bảo ngôi nhà có đủ không khí trong lành.
  • Dùng màn ngủ

Với khí hậu nhiệt đới như nước ta, côn trùng sinh sôi rất nhanh chính vì vậy việc dùng màn khi đi ngủ màn là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc phòng, chống lại sự tấn công của muỗi. Vì vậy hãy hình thành thói quen mắc màn ngủ vì sức khỏe của cả nhà mẹ nhé.
2-3
Dùng màn ngủ là giải pháp đơn giản để phòng chống muỗi
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng

Ao hồ, vũng lầy hoặc các vật dụng tù đọng nước chính là môi trường để muỗi sinh sôi. Trung bình chỉ mất khoảng từ 7 đến 10 ngày, trứng sẽ nở thành muỗi. Vì vậy, để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của muỗi thì mỗi gia đình nên đậy kín những vật dụng chứa nước, dọn dẹp những vật chứa nước đọng… Đối với cống rãnh, ao hồ nhỏ hoặc nơi có nước tù đọng, nên thêm vào vài giọt dầu hỏa. Ngoài ra, khử trùng môi trường sống thường xuyên cũng góp phần ngăn chặn muỗi sinh sôi. Đây là cách chống muỗi cho bé và cả gia đình mang tới hiệu quả lâu dài nhất.
  • Trồng cây

Một số loại cây có tác dụng đuổi muỗi rất tốt như: húng lủi, húng quế, bạc hà, cây sả, cúc vạn thọ…. Mẹ có thể trồng các loại cây này xung quanh nhà, vừa giúp căn nhà thêm sinh động, vừa có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.
2-4
Sả có hương thơm đặc biệt khiến cho muỗi không thể định hướng
  • Sử dụng những sản phẩm chống muỗi

Ngoài những phương án chống muỗi từ thiên nhiên thì mẹ cũng có thể áp dụng những cách hiệu quả hơn từ các loại kem chống muỗi an toàn cho cả nhà.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc chống muỗi khác nhau nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình, nhất là trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh nên chọn những sản phẩm của các công ty uy tín.
2-5
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm chống muỗi từ những công ty uy tín
Như vậy là mẹ đã biết được tuổi thọ của loài muỗi rồi nhỉ. Muỗi là một loài côn trùng nguy hiểm, lại sinh sôi rất nhanh dưới khí hậu nóng ẩm của nước ta. Vì vậy mẹ nên tham khảo áp dụng các cách phòng chống muỗi bên trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé. Ngoài ra nếu chẳng may bé yêu của mẹ vẫn bị lũ muỗi đáng ghét đốt sưng, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm thuốc trị muỗi đốt cho bé để giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu. Mẹ cũng lưu ý là chỉ chọn những sản phẩm chát lượng đến từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn nhé. Chúc mẹ và cả gia đình luôn khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Kem chống muỗi Remos – An toàn cho cả gia đình

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes