BREAKING NEWS

Monday, July 11, 2016

TÌNH TRẠNG CHẬM TĂNG CÂN Ở TRẺ TỪ 6-12 TUỔI

Những bé lớn hơn trong độ tuổi từ 6-12 tuổi vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nên rất cần nhiều năng lượng để giúp cơ thể cao lớn. Nếu bé của bạn đang gặp tình trạng thiếu cân hoặc bé chậm tăng cân, có thể là do bé chưa hấp thụ đủ lượng calo cần thiết thông qua ăn uống.
Nguyên nhân trẻ nhẹ cân có thể đến từ chế độ ăn uống
Nếu con bạn đang gặp tình trạng thiếu cân hoặc không phát triển đúng chuẩn bình thường, trẻ chậm tăng cân, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước vì có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng thiếu cân ở trẻ. Chuyên gia sẽ giúp kiểm tra cân nặng của con bạn và cho bạn biết nên cho con bạn ăn gì. Nếu có vấn đề với chế độ dinh dưỡng của con bạn, các chuyên gia sẽ giúp điều chỉnh và đưa ra lời khuyên dinh dưỡng phù hợp giúp con bạn tăng cân và có một cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Một chuyên gia dinh dưỡng đến từ bệnh viện nhi đã đưa ra hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cơ bản dành cho trẻ cùng với những lời khuyên nên làm thế nào nếu con bạn thiếu cân như sau:
  1. Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng
Chuyên gia khuyên rằng "Tất cả các trẻ em cần được cung cấp năng lượng và dinh dưỡng từ một chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất"
Nếu con bạn đang thiếu cân, chứng tỏ bé đang có một chế độ ăn uống không đủ nhu cầu, thiếu calo hoặc chế độ ăn của bé không lành mạnh. Ví dụ bé đang sử dụng thường xuyên nguồn thực phẩm: kẹo, bánh, sô cô la, thức ăn và thức uống nhiều đường và chất béo… Là những thực phẩm giàu calo nhưng không giúp con bạn tăng cân, vì trẻ sẽ thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, trẻ no ngang và ăn được ít thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết khác. Để tăng cân tốt cho bé cần có  một chế độ ăn uống cân bằng.
Cần có chế độ ăn uống cân bằng cho bé
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, chế độ dinh dưỡng sẽ có nét đặc trưng sau: chất béo sẽ chiếm tỷ trọng lớn. Khi bé của bạn đã được 5 tuổi, bạn có thể cho bé ăn chế độ ăn uống đủ chất như một người trưởng thành. Điều đó có nghĩa là bạn có thể cho bé ăn ba bữa chính một ngày và khoảng hai bữa ăn nhẹ lành mạnh.
Vậy một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh thì cần có những tiêu chuẩn và nguyên tắc như thế nào?
  • Ăn ít nhất 5 phần các loại rau củ quả và trái cây đa dạng mỗi ngày (mỗi phần khoảng 80g)
  • Bữa ăn chính nên có cơm, bánh mì, phở, nui hoặc các loại thực phẩm có chứa tinh bột khác. Có thể dùng ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bổ sung thêm các loại đậu, cá, trứng và thịt cùng một số thực phẩm giàu protein khác. Nên ăn cá 2 lần/ tuần, loại cá tốt nhất là cá hồi và cá thu.
  • Chọn loại dầu không bão hoà và chỉ nên ăn dầu ít.
  • Uống sữa hoặc các chế phẩm khác từ sữa ( như sữa đậu nành và sữa chua). Nên chọn loại ít đường và ít béo. (Xem thêm sữa nào giúp bé tăng cân )
  • Uống nhiều nước nên uống từ 6-8 ly nước/ ngày
Nếu đang cho bé ăn uống những thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối, đường nên hạn chế ngay và chỉ nên sử dụng càng ít càng tốt.
Cố gắng ăn đa dạng các nhóm thực phẩm các nhau. Vì mỗi nhóm có vai trò quan trọng khác nhau, việc ăn đủ các nhóm mới cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
  1. Nên cho trẻ ăn ở nhà
Đây là thời điểm tốt để ngồi xuống và suy nghĩ về cách ăn uống của gia đình bạn! Bạn đã dành thời gian để ăn uống đàng hoàng chưa? Hay chỉ sử dụng thức ăn nhanh. Nếu bạn đang làm điều này, đây có thể là một phần của lý do con bạn không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Dành thời gian để gia đình cùng nhau ăn bữa sáng và bữa tối. Hãy biến giờ ăn trở thành khoảng thời gian thú vị nhất trong ngày.
Gia đình nên có bữa sáng và bữa tối cùng với nhau
Để giúp con tăng cân mẹ nên tăng khẩu phần ăn của bé vào mỗi bữa ăn cho đến khi bé đạt được một cân nặng phù hợp, đặc biệt là nên tăng khầu phẩn đối với các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo, mì, phở, nui. Hàng tháng bạn có thể kiểm tra sự thay đổi cân nặng của bé để biết hiệu quả.
  1. Chăm lo bữa trưa của trẻ
Suốt một tuần con bạn đã ăn trưa ở trường. Thường thì sẽ không thể theo dõi chính xác chế độ dinh dưỡng của con bạn ở trường nhưng bạn có thể giúp con bạn lựa chọn những thực phẩm lành mạnh bằng cách:
  • Hướng dẫn cho con biết tầm quan trọng của việc có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
  • Chuẩn bị bữa ăn trưa đem đến trường cho bé, hoặc những món ăn vặt lành mạnh thay vì chỉ cho con bạn tiền và để bé tự mua đồ ăn.
  • Tìm hiểu chính sách dinh dưỡng lành mạnh trong những bữa ăn của trường
Bữa trưa cho bé
Hiện nay, bữa trưa được cung cấp ở các trường học đã có những tiêu chuẩn đặc biệt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn làm bữa trưa cho bé mang đi, chắc chắn bữa ăn trưa của bạn sẽ đầy đủ dinh dưỡng hơn nhiều. Bữa ăn trưa lành mạnh nên bao gồm các nhóm thực phẩm như: thực phẩm giàu tinh bột, chất đạm từ thịt, cá trứng hoặc đậu, sữa hoặc chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, trái cây và rau quả.
Dưới đây là một số ý tưởng hay để giúp bạn chuẩn bị bữa ăn cho bé:
  • Sandwich kẹp thịt, cá ngừ cùng với trứng hoặc phô mai sẽ cung cấp đầy đủ tinh bột và chất đạm.
  • Cơm hoặc mì, nui cũng là một lựa chọn hay để thay thế bánh mì
  • Cho bé thêm một hộp sữa ít đường hoặc trái cây sữa chua hay một miếng phô mai sẽ cung cấp thêm canxi cho bé - một chất quan trọng cho việc phát triển xương.
  • Thái rau nhỏ để bé dễ ăn hơn. Chuẩn bị thêm một ít trái cây sấy khô khỏang 30g cho bé.
  • Đừng quên cho bé mang theo nước uống. Nước, sữa hoặc nước trái cây nguyên chất là tốt nhất.
  1. Chuẩn bị các bữa ăn nhẹ lành mạnh
Nếu con bạn không hấp thụ đủ lượng calo, bạn có thể cung cấp thêm cho bé bằng cách chuẩn bị các bữa ăn nhẹ lành mạnh. Vào những ngày đi học có thể chuẩn bị cho con bạn những món ăn nhẹ để bé có thể ăn vào những giờ nghỉ ngơi.
Những món ăn nhẹ tuyệt vời cho bé gồm:
  • Miếng bánh mì nhỏ có phết phô mai hoặc trứng
  • Phô mai, bánh quy hoặc dùng bánh mì nâu phết phô mai
  • Sữa chua
  • Các loại quả đầy năng lượng khác như chuối và bơ
  1. Tạo cơ hội cho bé luôn năng động mỗi ngày
Hoạt động thể chất góp phần đốt cháy calo trong cơ thể bé đã tiêu thụ và giúp phát triển mạnh mẽ xương, săn chắc cơ bắp cho bé. Bên cạnh đó nó còn giúp bé tìm hiểu bản thân và thế giới quan xung quanh đầy thú vị.
Do vậy trẻ em trên 5 tuổi cần có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi ngày. Hoặc có thể thay đổi thời gian ít hơn tuỳ theo thể trạng của bé. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về sức khoẻ của bé, và bác sĩ sẽ cho lời khuyên về những hoạt động thể chất nào là phù hợp cho bé.
  1. Kiểm tra tiến trình phát triển của bé
Nếu bạn áp dụng những lời khuyên hữu ích trên, bạn sẽ thấy cân nặng của con bạn sẽ được cải thiện và tăng trưởng như thế nào.
Nên ghi lại sự tăng trưởng của bé để có thể đưa cho bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu việc tăng cân đó có an toàn và lành mạnh hay không. Mỗi khi con bạn đạt một mốc tăng cân nào đó, nên lưu ý để đảm bảo bé sẽ không rơi vào tình trạng thừa cân.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes