BREAKING NEWS
Showing posts with label Mẹ Và Bé. Show all posts
Showing posts with label Mẹ Và Bé. Show all posts

Thursday, October 18, 2018

5 trò chơi giúp con thông minh hơn từng ngày

“Học mà chơi” là cách tốt nhất để các bậc phụ huynh kích thích trí sự sáng tạo, tìm tòi và giúp bé tiếp thu nhanh, thông minh hơn. Do đó, mẹ đừng quên cho bé chơi những trò chơi hấp dẫn nhưng cũng rất bổ ích sau nhé.
Bé vừa học vừa chơi qua những trò chơi bổ ích
Bé vừa học vừa chơi qua những trò chơi bổ ích
1. Xuất hiện và biến mất
Đây là một trò chơi cơ bản, nó phù hợp với trẻ nhỏ khoảng 12 tháng (và ngay cả trước lúc đó, sớm nhất là 8 - 9 tháng). Trò chơi này sẽ kích thích trí thông minh, sự kiên nhẫn và trí nhớ cho con.
Cách chơi rất đơn giản, mẹ lựa chọn một số đồ vật nho nhỏ mà con có thể biết (thìa, chai, quả bóng, cuốn sách nhỏ, gấu bông...) và đặt chúng vào một giỏ. Sau đó tại một thời điểm, cho con nhìn đồ vật mẹ muốn con kiếm, tiếp theo đặt món đồ vào giỏ và yêu cầu con tìm lại.
Tìm đồ vật giúp bé rèn luyện trí nhớ và sự kiên nhẫn
Tìm đồ vật giúp bé rèn luyện trí nhớ và sự kiên nhẫn
2. Xếp hình
Xếp hình từ các khối có sẵn là trò chơi tuyệt vời giúp phát triển sự sáng tạo và thông minh của bé, được các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ chơi từ khi còn nhỏ, có thể là khi trẻ được 8 tháng tuổi. Tùy vào độ tuổi, mẹ có thể chuẩn bị các hình khối với kích thước và độ khó khác nhau. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng sáng tạo, tập trung cũng như cách cầm nắm.
Trò chơi xếp hình giúp bé phát triển trí thông minh
Trò chơi xếp hình giúp bé phát triển trí thông minh
3. Vẽ bằng tay
Trò chơi này dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên – khi bé chưa thể sử dụng màu tô nhưng yêu thích màu sắc. Để chuẩn bị, mẹ cần lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho con (màu có nguồn gốc thực phẩm) và sử dụng lót thảm để con chơi thoải mái mà không dây bẩn ra nhà.
Bé vốn rất yêu thích màu sắc nên chắc chắn sẽ rất hứng thú với trò chơi này. Khi con quen dần, mẹ hãy bắt đầu hướng dẫn bé cách sáng tạo hình dáng đồ vật, con vật quen thuộc để kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của con!
Tô màu bằng tay giúp bé vui chơi và kích thích sáng tạo
Tô màu bằng tay giúp bé vui chơi và kích thích sáng tạo
4. Ghép hình
Trong số các trò chơi giáo dục tốt giành được sự ưu ái của các chuyên gia vẫn là trò ghép hình. Mẹ có những bảng gỗ hoặc nhựa với những con giống hoặc những hình khối hãy để con tự động “nghiên cứu” và ghép đúng miếng hình vào vị trí thiếu đây sẽ là cách giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng: quan sát, kiểm tra và suy đoán. Mẹ cần sử dụng miếng ghép với mức độ từ dễ đến khó, tùy theo độ tuổi của con.
Mẹ có thể bắt đầu cho con bằng những hình ghép đơn giản
Mẹ có thể bắt đầu cho con bằng những hình ghép đơn giản
5. Tập nặn
Giống như vẽ bằng tay, tập nặn cũng là trò chơi được khuyến khích để giúp bé sáng tạo, thông minh hơn. Ngoài ra, để thêm phần thú vị, mẹ có thể cùng con tạo ra đất nặn an toàn thay vì mua bên ngoài, chỉ với một ít bột gạo, nước, muối, dầu ăn và màu thực phẩm.
Mẹ và bé có thể tự làm bột nặn an toàn và tiết kiệm
Mẹ và bé có thể tự làm bột nặn an toàn và tiết kiệm
Trò chơi cho bé là nhiều vô kể, mỗi trò lại đem lại cho bé một sự thú vị riêng và kích thích những khả năng tiềm ẩn của con. Do đó, mẹ hãy cân nhắc và chọn cho bé những trò chơi thích hợp và  bổ ích để con thông minh ngay từ nhỏ nhé!
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Mẹ có thể xem thêm

Dụ bé ăn dễ hơn bao giờ hết với 5 mẹo sau

Một trong những cuộc chiến “bất lực” nhất giữa mẹ và bé chính là khi bước vào bữa ăn, vì bé thì không chịu ăn, còn mẹ thì từ nịnh yêu cho đến quát mắng và vẫn không ăn thua. Với 5 mẹo dưới đây, mẹ sẽ không còn cảm thấy đau đầu khi bé biếng ăn nữa.
Làm sao để dụ bé ăn ngoan
Làm sao để dụ bé ăn ngoan
1. Tạo ra những hình thù bắt mắt cho món ăn
Những món ăn được trình bày đẹp mắt, màu sắc bắt mắt không chỉ làm cho bé mà cả những người lớn cũng đều khó lòng cưỡng lại được, mẹ không cần phải tốn nhiều công sức dụ bé mà bé vẫn chịu ăn.
Các mẹ không cần quá cầu kỳ chuẩn bị nhiều món cho trẻ mà chỉ cần kết hợp nhiều rau, củ, quả.... hoặc trang trí đáng yêu để làm bé tò mò. Đây cũng là cơ hội để mẹ thỏa sức sáng tạo trong việc trang trí thức ăn cho con.
Trang trí đồ ăn đẹp mắt giúp kích thích trí tò mò của bé
Trang trí đồ ăn đẹp mắt giúp kích thích trí tò mò của bé
2. Cho trẻ tự bốc
Nếu trẻ khóc toáng hay tìm cách lẩn tránh ăn khi thấy bát cháo, chén bột, thìa, ghế ăn, mẹ  hãy thay đổi chiến lược bằng cách cho bé dùng tay bốc thức ăn xem sao. Nếu con chưa thể bốc, hãy cho trẻ ăn bằng ngón trỏ (quẹt bột/ cháo vào ngón tay và cho trẻ ăn, nhưng nhớ giấu chén bột/ cháo đi). Tuy nhìn khá lem nhem, nhưng trẻ sẽ thích thú và hào hứng ăn hơn rất nhiều. Nếu áp dụng phương pháp này, mẹ cần vệ sinh sạch tay bé và dụng cụ trước khi ăn nhé.
Cho trẻ tự bốc là một trong những cách kích thích bé ăn ngon
Cho trẻ tự bốc là một trong những cách kích thích bé ăn ngon
3. Để trẻ đi mua sắm cùng và tự chọn thực phẩm
Đưa bé đi chợ cùng mình là cách giúp bé nhận biết được những thực phẩm khác nhau, đồng thời có hứng thú và ý thức hơn trong việc ăn uống của mình. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể khuyến khích con cùng tham gia chuẩn bị món ăn.
Trẻ nên được tự chọn thực phẩm để lên thực đơn cho mình
Trẻ nên được tự chọn thực phẩm để lên thực đơn cho mình
5. Cho bé tham gia nấu nướng với mẹ
Việc cho bé tham gia nấu nướng với mẹ cũng là cách cực hiệu quả giúp bé cảm thấy hứng thú với đồ ăn, khi có thể tự tay làm ra chúng. Mẹ hãy để con được quyết định đơn giản như như hôm nay mình ăn gì, cho con nếm thử và nhận xét về món ăn ....
Khuyến khích trẻ tham gia nấu nướng cùng cha mẹ
Khuyến khích trẻ tham gia nấu nướng cùng cha mẹ
Nếu được quyền lựa chọn thực đơn, bé sẽ hứng thú với bữa ăn hơn rất nhiều. Việc này cũng giúp cho mẹ hiểu rõ hơn về sở thích ăn uống của con để chế biến ra các món ăn hợp khẩu vị của bé.
Nhiều chị em vì không muốn con làm mình vướng víu khi nấu nướng nên đã không cho bé tham gia cùng. Tuy nhiên, trẻ luôn mong muốn được cha mẹ ghi nhận sự đóng góp, do đó, mẹ cần nhờ con những việc vặt như nhặt rau, dọn bát,... và khen ngợi khi con làm tốt.
Mẹ có thể nhờ bé làm những việc vặt khi vào bếp
Mẹ có thể nhờ bé làm những việc vặt khi vào bếp
4. Khuyến khích và khen ngợi
Mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới hoặc hoàn thành bữa ăn xuất sắc, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ như: “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá!”.
Với cách này, mẹ đã ngầm gửi một thông điệp tới bé, khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và được khen. Lần sau muốn được khen bé lại sẽ ăn thật ngoan. Hoặc mẹ cũng có thể cung cấp cho bé một phần thưởng một miếng dán bé ngoan, đồ chơi bé yêu thích... Với cách làm này, việc ăn sẽ xuất phát từ bản thân bé mà mẹ không cần phải ép buộc.
Bố mẹ thường xuyên đưa ra lời khen để con có cảm giác được công nhận
Bố mẹ thường xuyên đưa ra lời khen để con có cảm giác được công nhận
Dụ bé ăn không còn khó khi mẹ nắm trong tay 5 mẹo tuyệt vời trên. Hãy cho bé ăn khi bé đói, tạo không khí bữa ăn thật vui vẻ và nói không với các thiết bị công nghệ để con thật ngon miệng mẹ nhé!
Gia vị rắc cơm cho bé  với nhiều hương vị khác nhau như cà ri, hải sản, phô mai… sẽ là sản phẩm hỗ trợ mẹ tốt trong việc kích thích bé ăn ngon và tự ăn.
Sản phẩm được làm thành dạng các lát phẳng, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, là món ăn kết hợp với cơm bổ sung dinh dưỡng, giúp bé hào hứng và ăn ngon.
Gia vị rắc cơm giúp bé ăn ngon miệng hơn
Gia vị rắc cơm giúp bé ăn ngon miệng hơn
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Bạn có thể xem thêm

Những thói quen mẹ có thể dạy cho trẻ trong từng giai đoạn

Việc tạo cho con những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ chính là đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện, giúp cha mẹ nuôi dạy bé cũng dễ dàng hơn sau này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những thói quen mà mẹ nên dạy cho con trong từng giai đoạn cụ thể.
Bố mẹ nên dạy cho bé những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ
Bố mẹ nên dạy cho bé những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ
1. Vệ sinh răng miệng từ khi trẻ bắt đầu mọc răng
Chăm sóc răng miệng ở trẻ là rất quan trọng và nên được thực hiện từ khi bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên.
Mẹ nên giúp trẻ tự đánh răng bằng bàn chải khi bé bắt đầu mọc răng
Mẹ nên giúp trẻ tự đánh răng bằng bàn chải khi bé bắt đầu mọc răng
Mẹ cần quan tâm đến việc chọn bài chải, kem đánh răng phù hợp cho bé khi bắt đầu tập đánh răng. Tuy nhiên, một điều quan trọng không kém để con hứng thú với việc vệ sinh răng miệng chính là cách bố mẹ hướng dẫn, giới thiệu. Tốt hơn hết, mẹ nên biến việc đánh răng thành một trò chơi, tạo sự thích thú, thay vì xem đó như một việc bắt buộc. Lúc đầu, mẹ cần hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ cho đến khi bé có thể tự đánh răng một cách thành thạo.
Mẹ nên biến việc đánh răng thành một trò chơi, tạo sự thích thú, thay vì bắt buộc
Mẹ nên biến việc đánh răng thành một trò chơi, tạo sự thích thú, thay vì bắt buộc
2. Nói "Làm ơn", "Xin lỗi" và "Cảm ơn” khi bé bập bẹ biết nói
Ngay từ khi bé bắt đầu bập bẹ biết nói, mẹ hãy dạy bé cách dùng 3 từ này “làm ơn”, “cảm ơn” và “xin  lỗi”. Đây là ba từ giúp khơi dậy lòng biết ơn, tôn trọng và đồng cảm, cũng như giúp bé hiểu được sự quan trọng của việc cho đi và nhận lại, là kỹ năng xã hội cần thiết để trưởng thành.
Cách đơn giản nhất để cho con tập thói quen này là mẹ luôn nói lặp lại trước mặt chúng, đồng thời, yêu cầu con làm theo trong những ngữ cảnh phù hợp. Trẻ vốn học rất nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn chúng sẽ hình thành được phản xạ cơ bản khi phát ra 3 từ này.
Nói “cám ơn”, “xin lỗi”, “làm ơn” là kỹ năng xã hội cần thiết để trưởng thành
Nói “cám ơn”, “xin lỗi”, “làm ơn” là kỹ năng xã hội cần thiết để trưởng thành
3. Đọc sách, làm quen với sách – khi được 6 tháng tuổi
Đọc sách là một trong những kỹ năng rất quan trọng cho sự tiến bộ của trẻ ở trường học sau này. Đối với trẻ con, ít nhất là đến lớp 3, mẹ nên tập cho trẻ thói quen đọc khoảng 20 phút một ngày, không quan trọng phải đọc được, chỉ cần làm cho bé hứng thú và làm quen với sách.
Bố mẹ nên đọc truyện cho con nghe nếu con còn nhỏ
Bố mẹ nên đọc truyện cho con nghe nếu con còn nhỏ
Một điều thú vị khác là mẹ hoàn toàn có thể cho bé tiếp xúc với sách từ lúc 6 tháng tuổi, thậm chí là mới sinh. Mỗi ngày, mẹ có thể dành khoảng 10 phút để đọc cho bé nghe những câu chuyện có minh họa bằng hình ảnh. Việc này cũng giúp bé hứng thú với hình ảnh từ sớm cũng như nhanh nói hơn.
Đọc sách mỗi ngày giúp con hình thành sự hứng thú với việc đọc
Đọc sách mỗi ngày giúp con hình thành sự hứng thú với việc đọc
4. Tập thể dục, thể thao khi bé biết đi
Mẹ cần khuyến khuyến khích trẻ tập thể dục ngay từ bé, không chỉ cải thiện sức khỏe, cải thiện tầm vóc mà còn hình thành thói quen vận động, hạn chế con tiếp xúc với truyền hình, game và máy tính.
Nếu con còn nhỏ, mẹ có thể dắt bé đi dạo, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc chơi với bóng. Lớn hơn, bé có thể tập chơi bóng đá, đi xe đạp,… Bố mẹ cần lưu ý cho con hoạt động ở mức vừa phải và phù hợp với từng độ tuổi, tránh mất sức.
Mẹ có thể tập cho con các môn thể thao nhẹ nhàng khi còn nhỏ
Mẹ có thể tập cho con các môn thể thao nhẹ nhàng khi còn nhỏ
5. Tạo thói quen cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Đi ngủ và thức dậy không đúng giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đồng hồ sinh học cũng như sức khỏe của bé. Do đó, mẹ cần yêu cầu bé đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định để hình thành nề nếp ngay từ nhỏ. Thói quen này cần được hình thành càng sớm càng tốt, vì khi lớn lên, bé sẽ rất khó thay đổi.
Dạy bé đi ngủ và thức giấc đúng giờ
Dạy bé đi ngủ và thức giấc đúng giờ
6. Tập bé cách rửa tay  - 18 tháng tuổi
Một trong những thói quen quan trọng mẹ cần tập cho bé khi còn nhỏ là rửa tay đúng cách. Thời gian đầu, mẹ cần nhắc nhở bé mỗi lần đi vệ sinh xong, trước khi ăn hoặc sau khi chơi để con làm quen với việc rửa tay.
Rửa tay đúng cách là một thói quen quan trọng mẹ cần tập cho bé khi còn nhỏ
Rửa tay đúng cách là một thói quen quan trọng mẹ cần tập cho bé khi còn nhỏ
Một trong những điều quan trọng khi tập vệ sinh tay chính là sử dụng sữa rửa tay phù hợp, an toàn. Ngoài những sản phẩm truyền thống, mẹ cũng có thể sử dụng nước rửa tay khô cho Mẹ và Bé Bentley organic (90% hữu cơ) để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả. Cách sử dụng đơn giản và tiện lợi của nước rửa tay khô chắc chắn sẽ làm bé yêu không còn lười rửa tay nữa.
Nước rửa tay khô cho Mẹ và Bé Bentley organic
Nước rửa tay khô cho Mẹ và Bé Bentley organic
Những thói quen nhỏ tưởng như rất bình thường nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng lớn, là nền móng quan trọng để nuôi dạy bé trưởng thành sau này. Cha mẹ hãy cố gắng trở thành tấm gương tốt để con noi theo và có thể tạo lập thói quen tốt ngay khi còn nhỏ nhé!
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Mẹ có thể xem thêm

Những thói quen tốt cần dạy cho con trước 3 tuổi

Mẹ biết rằng tạo thói quen tốt cho bé ngay từ nhỏ sẽ giúp bé có những kỹ năng sống tốt nhưng lại không biết ở độ tuổi nào dạy điều gì là phù hợp? Vậy thì mẹ cần tham khảo ngay những thói quen cần dạy cho con trước khi 3 tuổi qua bài viết sau đây.
Nên dạy bé thói quan gì trước 3 tuổi
Nên dạy bé thói quen gì trước 3 tuổi?
1. Dạy con mời ông bà và cha mẹ ăn cơm
Mời cơm người lớn trong bữa ăn là phép lịch sự và là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, và mẹ đừng nghĩ rằng vì con còn quá nhỏ nên không nhất thiết phải học các quy tắc này. Khi được 3 tuổi, bé bắt đầu học hỏi và tiếp thu nhanh, nên đã đủ nhận thức để cha mẹ dạy những quy tắc ứng xử cơ bản, như việc mời cơm. Mẹ có thể dạy bé sớm hơn, tùy vào trường hợp mỗi bé khác nhau, tốt nhất là khi bé bắt đầu biết nói.
Trẻ cần được dạy cách mời mời ông bà và bố mẹ dùng cơm
Trẻ cần được dạy cách mời mời ông bà và bố mẹ dùng cơm
2. Dạy bé thói quen tự đi vệ sinh
Học cách sử dụng nhà vệ sinh là một bước quan trọng của trẻ dưới 3 tuổi. Một số bé mới biết đi có sự nhạy bén thông minh nên học rất nhanh, trong khi một số khác lại cần sự kiên nhẫn và hỗ trợ rất nhiều từ cha mẹ.
Dạy bé thói quen đi vệ sinh để trẻ tự lập
Dạy bé thói quen đi vệ sinh để trẻ tự lập
Trẻ phải cần đến 18 tháng hoặc 3 năm mới đủ khả năng nhận biết nhu cầu muốn đi vào nhà vệ sinh của mình, do đó, chúng ta cần phải kiên nhẫn và tôn trọng con. Tập con tự đi vệ sinh là một kỹ năng mới mẻ, do đó, hãy khen ngợi từng chút thành công dù nhỏ bé của con và giữ thái độ bình tĩnh, trấn an khi con "gây sự cố".
Mẹ cần kiên nhẫn trong giai đoạn đầu tập con tự vệ sinh
Mẹ cần kiên nhẫn trong giai đoạn đầu tập con tự vệ sinh
3. Dạy con tập đọc sách
Rèn luyện về thói quen đọc sách cho con từ sớm là rất cần thiết vì giúp bé phát triển không chỉ về tư duy, trí thông minh mà còn tạo ra thói quen học tập từ sớm, giúp bé không bị stress, hay khủng hoảng tinh thần khi bước vào giai đoạn đi học. Mẹ nên mua những quyển sách chứa nhiều hình ảnh để kích thích thị lực và trí tò mò, đồng thời tạo không gian đọc sách riêng để giúp bé hứng thú hơn.
Cho con tiếp xúc với sách từ nhỏ là cách hiệu quả để giúp hứng thú với việc đọc
Cho con tiếp xúc với sách từ nhỏ là cách hiệu quả để giúp hứng thú với việc đọc
4. Dạy con thu gọn sách vở và đồ chơi
Dạy con thu gọn sách vở và đồ chơi mỗi khi sử dụng xong sẽ tạo ra thói quen ngăn nắp và tự lập tốt cho bé. Và đây là những việc đơn giản mà bé 3-4 tuổi hoàn toàn có thể làm được.
5. Dạy con dọn bát sau mỗi bữa ăn
Sau khi bé ăn xong, mẹ hãy yêu cầu bé tự thu dọn bát đĩa của mình vào trong mâm hay mang tới bồn rửa bát, lớn hơn có thể yêu cầu bé tự rửa. Việc này sẽ giúp bé tự lập sớm, tạo thói quen ngăn nắp và sạch sẽ và bắt đầu hứng thú vì được làm những việc như người lớn.
Mẹ nên dạy con dọn bát và rửa bát của mình sau mỗi bữa ăn
Mẹ nên dạy con dọn bát và rửa bát của mình sau mỗi bữa ăn
6. Dạy con cùng bố mẹ chuẩn bị bữa cơm
Với trẻ 3 tuổi, có thể giúp mẹ làm những việc đơn giản khi dọn cơm như: chia khăn giấy, bát ăn, chia đũa cho mọi người trong nhà. Điều này giúp bé sớm tự lập, ngoan ngoãn hơn, thích thú hơn trong mỗi bữa ăn. Giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ rất thích bắt chước người lớn và hứng thú khi được công nhận, do đó bố mẹ cần có những lời khen khi con làm tốt.
Cùng bố mẹ chuẩn bị bữa cơm giúp bé tăng tính tự lập
Cùng bố mẹ chuẩn bị bữa cơm giúp bé tăng tính tự lập
Dưới 3 tuổi là độ tuổi bé tiếp thu mọi thứ xung quanh rất nhanh nên việc mẹ tạo lập những thói quen tốt trên cho bé ở giai đoạn này vô cùng có ích cho việc nuôi dưỡng và giáo dục bé sau này. Hãy dạy đúng độ tuổi và đúng cách nhé!
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes