BREAKING NEWS
Showing posts with label Dinh dưỡng trẻ em. Show all posts
Showing posts with label Dinh dưỡng trẻ em. Show all posts

Thursday, February 15, 2018

Dinh dưỡng hợp lý – Giúp chữa bệnh còi xương hiệu quả ở trẻ nhỏ

Sau bệnh biếng ăn, chậm lớn ở trẻ nhỏ, sau câu hỏi “ sữa nào cho cho bé tăng cân” mà các mẹ vẫn thường đặt ra là bệnh còi xương đang kêu lên tiếng chuông báo động mà các mẹ cần phải quan tâm hơn trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho bé.
Còi xương ở trẻ là bệnh do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa Vitamin D và canxi trong cơ thể đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng và chữa bệnh.
Nhẹ cân, thấp còi là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ
  1. Đối với trẻ bị còi xương dinh dưỡng
Bổ sung vitamin D và Canxi. Nếu cung cấp đủ Canxi và vitamin D sớm thì tổn thương xương được hồi phục sau vài ngày đến vài tháng tuỳ mức độ. Còi xương được điều trị triệt để trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương sẽ được cải thiện và có thể hết, nếu không được điều trị trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương này sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Bổ sung vitamin D cho trẻ giúp trẻ chống lại còi xương
  1. Đối với trẻ bị còi xương do rối loạn chuyển hóa
Đầu tiên, để chữa bệnh còi xương cho bé thuộc trường hợp này, cần ngăn chặn biến chứng giảm canxi và phốt pho máu bằng cách bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao. Những rối loạn máu thường được cải thiện sau một tuần điều trị bằng bổ sung vitamin D và canxi mặc dù cần phải điều trị kéo dài hơn nữa việc bổ sung vitamin D và canxi. Bổ sung Vitamin D2 (ezgocalciferol), D3 (cholecalciferol): 2000-4000Ui/ngày x 4-6 tuần. sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp ( viêm phổi, tiêu chảy) có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày. Trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin D để chống còi xương cho trẻ
  1. Chữa bệnh còi xương ở trẻ bằng phương pháp điều trị phối hợp
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh còi xương cho trẻ, trong đó phương pháp điều trị phối hợp là phương pháp mang lại hiệu quả cao và được sử dụng nhiều nhất.
Bổ sung thêm các vitamin khác, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là dầu, mỡ nhằm tăng khả năng hấp thụ vitamin D. Cung cấp muối Ca 500mg/ngày với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 1-2 g/ngày với trẻ lớn. Một cách chữa bệnh còi xương cho trẻ em khác là cho bé tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút buổi sáng ( trước 9h). Về mùa đông, khi không có ánh nắng thì nên cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý trị liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D sẽ được hoạt hóa và chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho. Ánh sáng mặt trời cần được chiếu trực tiếp lên da mới có tác dụng, nếu qua lớp vải che chắn thì tác dụng còn lại sẽ rất ít.
Cho bé tắm nắng giúp cung cấp Vitamin D hiệu quả
Còi xương ở trẻ nhỏ có nhiều biểu hiện khác nhau để người lớn có thể nhận ra như chậm lớn, da xanh, chậm vận động… nhiều gia đình mặc định rằng đó là trẻ bị thiếu dinh dưỡng mà chỉ tìm xem sữa nào giúp bémà nên cho bé đi khám để có những can thiệp kịp thời.
Nuti grow plus không chỉ giúp các mẹ giải đáp câu hỏi bé không tăng cân nên uống sữa nàomà còn bổ sung canxi và các vitamin A,D cần thiết để phòng ngừa và chữa còi xương, suy dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện
Tham khảo các bài viết

5 Trường hợp trẻ có thể bị suy dinh dưỡng mẹ cần biết

Chiều cao, cân nặng của bé luôn là nỗi lo của các mẹ, tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nhỏ ngày càng trở nên phổ biến đòi hỏi các mẹ phải phát hiện sớm và có những can thiệp kịp thời để giúp bé cải thiện sức khỏe, phát triển toàn diện.


Mẹ cần chăm sóc con hợp lý để tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Dưới đây là 5 trường hợp trẻ có thể bị suy dinh dưỡng mà các mẹ nên lưu ý để có phương pháp chăm sóc con hiệu quả:
  1. Trẻ đẻ ra nhẹ cân ( dưới 2500g)
Những bé khi sinh ra không đủ ký sẽ có nguy cơ bị suy sinh dưỡng rất cao, và chức năng tiêu hóa, điều hòa thân nhiệt sẽ kém dẫn đến dễ bị các bệnh về tiêu hóa và hô hấp.
  1. Trẻ không được bú mẹ trong năm đầu tiên
Vì sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, đồng thời sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Những trẻ được bú mẹ hoàn toàn từ 6 tháng trở lên sẽ lớn nhanh và phòng được suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được vì thế tăng được đáng kể sức đề kháng của trẻ nhỏ.
Nhiều bà mẹ cho bé cai sữa sớm và thay thế hoàn toàn sữa mẹ cho bé bằng các loại sữa cho bé tăng cân tốt , điều này sẽ làm bé dễ bị suy dinh dưỡng. Tốt nhất mẹ nên kết hợp cả 2 loại sữa này để đạt được hiệu quả tối ưu.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ
  1. Trẻ thường bị các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi
Trẻ sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng khi mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn. Những bé này thường thiếu nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C – những vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn nhiễm, chống  ôxy hoá, phát triển tế bào biểu mô, hậu quả là chức năng bảo vệ của da và niêm mạc bị giảm sút, trẻ dễ bị quáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ mắc sởi.
Trong trường hợp này các mẹ nên giữ sức khỏe cho bé thật tốt, cho bé uống bổ sung các loại sữa tăng cân cho trẻ em và tăng hệ miễn dịch để bé có đủ các chất dinh dưỡng, chống lại được các bệnh nhiễm khuẩn.
Grow Plus đỏ – Hỗ trợ tăng cân cho bé
Grow plus đỏ của Nutifood không chỉ là sản phẩm giúp bé tăng cân mà còn giúp bé tăng hệ miễn dịch và bổ sung các dưỡng chất cần thiết mà các mẹ có thể tham khảo.
  1. Trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, di chứng thần kinh
Trường hợp này, các bé thường bú kém, biếng ăn thêm vào đó tình trạng nhiễm trùng hô hấp tái phát nhiều lần, sự hấp thụ dinh dưỡng thức ăn kém hơn vì ruột rất yếu trong khi nhu cầu năng lượng lại tăng. Vì vậy mà trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng.
  1. Trẻ sống trong gia đình đông con, kinh tế eo hẹp
Đối với trường hợp những trẻ nhỏ sinh ra trong gia đình có kinh tế eo hẹp thì việc trẻ bị suy dinh dưỡng là rất dễ mắc phải. Bởi gia đình không có điều kiện kinh tế sẽ không thể cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, cũng như chăm sóc cho bé được chu đáo và cẩn thận.
Nhà đông con mà kinh tế eo hẹp thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ nhỏ mà các mẹ cần chú ý, đặc biệt nếu các mẹ đang hoặc nhận thấy con mình nằm ở trường hợp nào trong những trường hợp trên thì đó là dấu hiệu cảnh báo và hãy chú ý hơn tới sức khỏe của bé nhé !
Tham khảo các bài viết: 

5 Cách giúp bé lấy lại sự ngon miệng

Bé đột nhiên lười ăn? Bé không có hứng thú với đồ ăn mẹ nấu ? Sau ốm bé chán ăn dẫn đến tình trạng bé tăng cân chậm khiến các mẹ lo lắng ?
Chăm sóc trẻ là cả một nghệ thuật, trong đó các mẹ chính là người nghệ sĩ tài ba. Hãy thử áp dụng những cách dưới đây để giúp bé lấy lại sự ngon miệng mẹ nhé.
Trẻ được ăn món mình thích sẽ giúp bé ăn uống ngon miệng hơn
1. Hãy cho bé ăn những món mà bé thích
Việc đầu tiên giúp bé ăn ngon miệng mẹ cần chu đáo và kiên nhẫn để nhận biết xem bé thích ăn những loại thực phẩm nào nhất và gợi ý để bé ăn. Các mẹ không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề bắt bé phải ăn những thực phẩm bổ dưỡng và đắt tiền, bắt bé phải uống sữa nào giúp trẻ tăng cân mà hãy cho bé ăn, uống những thứ mà mình thích. Sau khi biết được những thực phẩm mà bé thích, mẹ có thể chế biến và tạo ra nhiều món ăn ngon, lạ mắt kết hợp các thực phẩm bổ dưỡng khác để giúp kích thích bé ăn ngon và mở rộng hơn vòng thích thú của bé.
Các bà mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra, không nên bắt ép bé ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ làm bé ngán ngẫm và sợ hãi mỗi khi bữa ăn đến. Các mẹ cũng không nên lấy quá đầy cơm, thức ăn cho bé, hãy lấy từng ít một sẽ khiến bé không bị áp lực .
Thay vì cho bé ăn 3 bữa các mẹ có thể tăng lên thành 5-6 bữa một ngày như vậy lượng thức ăn cung cấp sẽ được san sẽ giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải mà vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết trong một ngày.
2. Tạo cảm giác thoải mái vui vẻ cho trẻ trong bữa ăn
Các bà mẹ thường mắc sai lầm khi ép con trẻ ăn theo ý của mình, nhiều gia đình còn phạt con khi chúng không ăn điều này gây ra tình trạng rối loạn tâm lý càng làm trầm trọng biếng ăn ở bé. Hãy có thái độ thật nhẹ nhàng khi bé từ chối một món ăn nào đó, các mẹ cũng nên cho bé ngồi ăn chung cùng gia đình tạo không khí vui vẻ kích thích ăn uống của trẻ khi thấy mọi người ăn rất ngon miệng. Không những thế việc ăn uống cùng gia đình sẽ giúp bé học được cách giao tiếp trong bàn ăn, đòi cầm bát, cầm đũa và tự xúc ăn. Trẻ con thường rất thích được làm chủ nên việc bé đòi tự xúc ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, thích thú trong việc ăn hơn. Chính các mẹ hãy làm gương cho trẻ, thay vì bắt con ăn các mẹ hãy ăn trước thật ngon lành thì bé sẽ tự động đòi ăn theo.

Thực đơn đa dạng giúp bé ăn ngon miệng hơn
3. Đa dạng thực đơn với những món ăn bắt mắt
Hãy lợi dụng tính hiếu động, thích khám phá cái mới của trẻ để tạo ra những món ăn với mùi hương hấp dẫn và hình thù dễ thương, màu sắc bắt mắt. Ngoài ra việc đa dạng thực đơn cho bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, việc các mẹ bắt bé phải ăn lặp đi lặp lại những món bổ dưỡng do các mẹ đặt ra sẽ làm bé chán ngán và không muốn ăn chút nào.
Các mẹ cũng có thể cho trẻ cùng đi chợ, để bé tự chọn những món mình thích, tập cho bé tham gia nấu ăn cùng các mẹ,… khi lúc đấy sẽ giúp bé hào hứng cho bữa ăn và có trách nhiệm hơn. Việc cho bé cùng tham gia nấu ăn không chỉ kích thích ăn uống cho bé mà các mẹ còn có thể giới thiệu các món ăn trong tăng khả năng nhận biết.
4. Tập thể dục
Các mẹ đừng quá lo lắng khi con tăng cân chậm mà ép con ăn quá nhiều, ít vận động. Cho bé hoạt động, vui chơi theo cách mà chúng muốn. Hãy cùng bé đi dạo, chạy nhảy trong công viên vào mỗi buổi chiều, điều này giúp bé có thể nhận thức được thế giới quan phát triển trí não. Ngoài ra việc vận động sẽ giúp máu lưu thông, tăng cường chuyển hóa, kích thích ăn ngon và ăn nhiều cho trẻ.

Tập thể dục sẽ kích thích sự thèm ăn
5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé
Nếu như các mẹ dùng đủ mọi biện pháp nói trên mà bé vẫn ăn không ngon miệng thì hãy bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ tiêu hóa cho bé.
Các mẹ có thể hỗ trợ bằng đường ăn hoặc uống. Cung cấp các loại trái cây, rau xanh mà bé thích . Đặc biệt sữa chua là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt. Một hộp sữa chua sau bữa ăn là điều cần thiết cho trẻ.
Ngoài ra các mẹ cũng có thể tăng cường các chất kích thích thèm ăn và ngon ngon như Vitamin nhóm B, kẽm, lysine,…bổ sung các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa dạng siro dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bên cạnh đó, một ngày 1-2 cốc sữa tăng cân cho bé vừa giúp bé phát triển cân nặng lại có kích thích hệ tiêu hóa của bé giúp bé lấy lại sự ngon miệng. Grow plus nuti là một trong những sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa, cũng cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé đang được ưa chuộng mà các mẹ có thể tham khảo.
Tham khảo các bài viết: 

3 Cách tăng cân cho con khi bị sụt cân do dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh luôn là loại thuốc chính mỗi lần trẻ bị ốm, ho, sốt, cảm… tuy nhiên bên cạnh việc diệt nhanh các virut gây bệnh, kháng sinh luôn làm cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé trở nên mệt mỏi.
Vì vậy, nhiều bé sau ốm nhiều ngày dùng kháng sinh thường sụt cân, thấp còi và mệt mỏi. Làm cách nào để tăng cân cho con khi bị sụt cân do dùng kháng sinh? Hãy cùng tham khảo các mẹ nhé.

Trẻ thường bị sụt cân sau dùng kháng sinh
1. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho bé
Theo các chuyên gia y tế, dinh dưỡng đưa vào cơ thể là nền tảng tạo lập sức khỏe, tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp trẻ tự bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm. Chính vì vậy, trẻ cần được bổ sung các thực phẩm giàu các vi chất dinh dưỡng vitamin A, vitamin C, B1, B2, D3,… các acid amin và khoáng chất như trứng, thịt , cá, tôm, sữa, các loại rau, hoa quả tươi. Thức ăn cần chế biến đa dạng theo độ tuổi, mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị trẻ và được chia thành nhiều bữa.
Nên cho trẻ dùng sữa chua để bổ sung men vi sinh, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Đặc biệt, cần tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, vì thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn, hay bị cảm, dễ bị nhiễm khuẩn ở trẻ. Kẽm có vai trò quan trọng trong phát triển hệ miễn dịch và phục hồi biểu mô ruột. Các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt nạc đỏ (thịt lợn, bò), hải sản, ngao, sò, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc thô và các loại đậu.
Cơ thể non nớt của trẻ chịu nhiều tác động từ việc điều trị bệnh bằng kháng sinh nên cha mẹ cần hết sức kiên trì thực hiện các biện pháp đồng bộ để phục hồi sức khoẻ cho con. Khi ốm, trẻ thường chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn rất ít, dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ giúp trẻ lấy lại sức khỏe, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể cũng rất kém. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung đồng bộ các dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe:
Probiotic, kẽm: Thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh ở đường tiêu hoá, phục hồi biểu mô ruột, tăng sản sinh IqA kích thích miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng.
Kẽm, L- lysine: Khôi phục vị giác, giúp trẻ có cảm giác thèm ăn, muốn ăn.
Các acid amin, vitamin ( A, D, B1…), khoáng chất ( Canxi……): Phục hồi sau ốm bằng cách giúp nâng cao thể trạng.

Trẻ sau ốm cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý
2. Chia nhỏ bữa ăn trong chế độ ăn của bé
Trẻ mới ốm dậy thường chán ăn vì cơ thể vẫn mệt mỏi. Vì vậy thay vì việc cho con ăn 3 tới 4 bữa trong ngày các bậc phụ huynh có thể chia nhỏ các bữa ăn thành 5 bữa.
Việc làm này có tác dụng cải thiện hiệu quả hệ tiêu hóa của trẻ. Giúp bé có thể hấp thụ được tốt hơn các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ đó cơ thể của trẻ luôn tràn đầy năng lượng và giúp bé tăng cân nhanh hơn.
Đồng thời, việc tăng số lượng bữa ăn cho con là rất cần thiết. Tăng số lượng bữa ăn phụ hơn so với trước đó như nước ép hoa quả tươi, bánh ngọt, sữa giúp trẻ tăng cân… sẽ giúp bé được bổ sung đủ chất vừa duy trì hoạt động trong cả ngày lại vừa tăng cân trở lại.
3. Cho trẻ uống nước trái cây, nước lọc, sữa một cách khoa học
Với trẻ từ 1 đến 5 tuổi các mẹ cần cân đối mỗi ngày bé cần uống 30% nước lọc, 10% nước trái cây, 60% là sữa (sữa mẹ, mẹ tươi, sữa công thức…)
Sữa và hoa quả hai thức uống lành mạnh giúp trẻ tăng cân hiệu quả mà mẹ nên bổ sung hàng ngày. Nhưng, không nên lạm dụng vì sẽ khiến trẻ cảm thấy no và không thể nạp thức ăn. Nếu cho trẻ uống với lượng vừa phải, sẽ giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon đồng thời cung cấp vi chất cho cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau nhiều ngày dùng kháng sinh.

Nước ép trái cây cung cấp thêm Vitamin cho bé
Dù nước hoa quả tươi 100% giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ lúc nào bé khát là mẹ lại ngay lập tức cho con uống nước hoa quả. Nên có những giới hạn về lượng nước hoa quả với bé, nếu không con sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và gây khó chịu trong dạ dày.
Sau ốm bé chậm tăng cân nên uống sữa gì ? Các mẹ nên tham khảo và chọn cho bé các loại sữa giúp trẻ tăng cân nhanh nhưng phải luôn đảm bảo hàm lượng dưỡng chất trong sữa phù hợp với bé, cung cấp đủ các chất cần thiết để bé phục hồi cơ thể, tăng cường cân nặng và hệ miễn dịch.
Tham khảo các bài viết:

Các món cháo dành cho bé ốm nhanh hồi phục

Cháo là món ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và là thực phẩm hàng đầu dành cho người đang ốm hoặc mới ốm dậy để nhanh hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, với một hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ em thường chậm hơn người lớn khiến các mẹ phải mất công tìm sữa nào tăng cân cho bé sau ốm? thì cháo lúc này là món ăn không thể thiếu cho trẻ.

Cháo đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh hồi phục sau ốm
Để bé hồi phục nhanh, tăng cân khỏe mạnh, các mẹ có thể tham khảo một số món cháo dinh dưỡng sau:
  1. Cháo đậu xanh tía tô
Tía tô có tác dụng giúp trẻ ra mồ hôi, giải cảm nhanh. Nấu cùng đậu xanh, món cháo sẽ dễ ăn và bổ dưỡng.
Nguyên liệu: 50g đậu xanh, lá tía tô, 1/4 bát gạo tẻ
Cách chế biến:
 – Rửa sạch đậu xanh, ngâm 30 phút cho mềm.
– Bắc bếp nấu cháo chín. Nồi cháo chín mẹ đổ đậu xanh vào nấu cùng. Sau đó nêm thêm một chút muối cho đậm đà.
– Khi cháo đậu xanh chín mềm, rắc lá tía tô, tắt bếp, cho bé ăn nóng.
Cháo đậu xanh
  1. Cháo hành tây thịt bò
Hành tây có tác dụng giảm cảm, long đờm cực hiệu quả. Kết hợp cùng thịt bò sẽ bổ sung năng lượng cho bé.
Nguyên liệu:1/3 bát con gạo tẻhành tây 1/2 củthịt bò 50grau mùi
Cách chế biến:
– Rửa sạch thịt bò, băm nhỏ, hòa với chút nước cho nhuyễn.
– Hành tây thái hạt lựu, xào chín.
– Nấu cháo chín nhừ. Khi cháo chín cho thịt bò và hành tây vào nhanh tay đảo đều, nêm chút gia vị cho đậm đà.
– Nồi cháo chín, rắc rau mùi, tắt bếp, cho bé ăn nóng.
  1. Cháo cá hồi, bí đỏ
Cháo cá hồi bí đỏ
Nguyên liệu: 0,5kg xương cá hồi, vài lát bí đỏ, 1/3 bát con gạo tẻ, hành, mắm muối
Cách chế biến:
– Rửa sạch xương cá hồi bằng cách ngâm với chút giấm, đem chần nước sôi có thả vài lát gừng. Sau đó thì gỡ phần thịt để riêng, phần xương đem ninh nhừ và lọc lấy nước.
– Cho gạo vào nồi nước cá hồi nấu thành cháo chín nhừ.
– Thịt cá hồi đem thái nhỏ hoặc đánh tơi, phi thơm hành và xào chung, nêm chút gia vị.
– Bí đỏ cắt miếng nhỏ, cho vào nồi khi nồi cháo đã chín và nấu nhừ bí đỏ. Khi bé ốm dậy, bé sẽ gặp khó khăn trong việc nhai, vì vậy, nấu nhừ bí đỏ và cháo sẽ giúp bé dễ ăn hơn.
– Cuối cùng, cho thịt cá hồi vào, rắc chút hành hoa cho thơm.
  1. Cháo lươn
Lươn được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cũng là vị thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống phong thấp, cực tốt cho người vừa ốm dậy.
Cháo lươn
Nguyên liệu: 300g lươn sống1/3 bát con gạo tẻnước luộc gà, gia vị, rau mùi, hành khô.
Cách chế biến:
– Để có thể tận dụng hết giá trị dinh dưỡng từ lươn, mẹ chỉ nên rửa sạch nhớt lươn với muối, sau đó đem luộc chín và gỡ lấy thịt cùng cục máu đông trong bụng.
– Phi thơm hành tỏi, sau đó cho thịt lươn vào xào chín, nêm chút gia vị cho đậm đà.
– Cho gạo tẻ vào nồi nước dùng, đun sôi và để lửa nhỏ liu riu cho chín nhừ.
– Khi nồi cháo chín, thả thịt lươn đã xào sẵn ở trên vào. Cho thêm chút rau thơm thái nhỏ khi ăn là được.
Lưu ý: Nếu trẻ dưới 1 tuổi, không cần cho thêm các loại rau thơm. Cho trẻ ăn khi nóng để nhanh hồi phục sức khỏe.
Trên đây là những loại cháo giúp các mẹ làm giàu thêm thực đơn chăm sóc bé.
Ngoài các loại cháo, sữa gì cho bé tăng cân cũng là một điều khiến các mẹ đau đầu. Thế nhưng các mẹ Việt đã tìm ra được giải pháp rất hữu hiệu.
 Đó là Sữa grow plus – giải pháp tối ưu để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé sau ốm và giúp bé hồi phục nhanh hơn.
Tham khảo các bài viết
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes