BREAKING NEWS

Wednesday, August 24, 2016

5 ĐIỀU GÂY BẤT LỢI KHI PHỎNG VẤN VISA ĐỊNH CƯ MỸ

Buổi phỏng vấn xin visa đi Mỹ theo diện bảo lãnh vợ/chồng, hôn thê/hôn phu luôn luôn mang lại nhiều khó khăn cho quá trình đoàn tụ.
Qua nhiều năm kinh nghiệm, tổng hợp và đúc kết, chúng tôi xin chia sẽ 5 điều có thể gây bât lợi khi làm thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ mà đương đơn từ Việt Nam hay mắc phải khi và kèm theo đó là hướng khắc phục.
Bài viết này sẽ giúp đương đơn chuẩn bị đến buổi phỏng vấn bảo lãnh đi Mỹ có sự tự tin nhất định và tránh lặp lại những sai lầm đáng tiếc, ảnh hưởng đến khả năng được cấp visa và kéo dài thời gian đoàn tụ.
1.Tâm lý quá căng thẳng trước buổi phỏng vấn
Tâm lý căng thẳng quá mức dẫn đến lời nói không rõ ràng, diễn đạt ý không trôi chảy, hành động thiếu tự tin,… những yếu tố này sẽ dẫn đến sự nghi ngờ mối quan hệ của các cặp đôi.
Bạn nên hít thật sâu và thở ra chậm rãi và nghĩ rằng: hồ sơ bạn là thật, chắc chắn sẽ vượt qua vòng phỏng vấn.
2. Trả lời ấp úng, không rõ ràng
Điều tối kỵ của việc trả lời phỏng vấn viên chức Lãnh sự là sự ấp úng.
Nếu như những câu hỏi mà viên chức Lãnh sự đặt ra cho bạn, bạn hiểu rõ ý và biết thì nên trả lời từ tốn với âm lượng vừa đủ nghe, nếu bạn không biết những thông tin đó thì cứ nói thằng với viên chức Lãnh sự rằng những thông tin đó bạn không nắm rõ. Tuyệt đối không ấp úng hay ậm ự vì như vậy sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho bạn.
3. Nói quá nhiều hoặc quá ít:
Khi gặp một câu hỏi “trúng tủ” từ một viên chức Lãnh sự, bạn cũng đừng tỏ thái độ quá vui mừng và trả lời quá nhiều thông tin, điều này gây mệt mỏi cho người phỏng vấn. Điều cần làm là hãy trả lời vừa đủ những thông tin mà viên chức phỏng vấn muốn nghe.
Tình trạng trả lời quá ít cũng gây trở ngại cho buổi phỏng vấn, khiến buổi phỏng vấn giữa đương đơn và người phỏng vấn không được suôn sẽ và có cảm giác ngắt quang. Điều này buộc viên chức phỏng vấn phải hỏi nhiều, hỏi dồn để kiểm tra sự thật mối quan hệ. Chính điều này sẽ gây bất lợi cho đương đơn.
4. Âm lượng câu trả lời quá to hoặc quá nhỏ
Không khí xung quanh buổi phỏng vấn không hề dễ chịu và đôi khi khá ồn ào. Người được phỏng vấn phải trả lời qua một tấm kính. Do vậy, âm lượng câu trả lời là điều đương đơn phải chú ý, âm lượng không quá to (ảnh hưởng đến người khác, gây khó chịu cho người nghe) hoặc quá nhỏ (người phỏng vấn không nghe được).
5. Trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi:
Đương đơn cần phải nghe và hiểu rõ câu hỏi, có thể hỏi lại để làm rõ ý người phỏng vấn, tránh tình trạng phỏng đoán ý dẫn đến câu trả lời không đúng trọng tâm.
Với những câu hỏi mở, bạn cần tỉnh táo cung cấp đúng thông tin xung quanh mối quan hệ của mình, không giải thích lòng vòng.
(Nguồn Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

KẾT HÔN VỚI VIỆT KIỀU MỸ VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Thông thường, những người cư trú và sinh sống lâu dài ở Hoa Kỳ khi về Việt Nam sẽ không có nhiều thời gian. Do vậy, khi một Việt Kiều và một người ở Việt Nam có ý định đi đến hôn nhân, muốn đăng ký kết hôn để mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ  thì cần phải nắm bắt các thông tin và có sự chuẩn bị giấy tờ chu đáo nhằm tránh trường hợp về đến Việt Nam rồi mới biết rằng mình đang thiếu các loại giấy tờ cần thiết. Bạn có thể tham khảo các loại giấy tờ và trình tự cơ bản của thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam như sau:
Bao-lanh-Vo-chong-1-370x240
Giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký kết hôn tại Phòng tư pháp cấp quận/huyện:
Phía người bên Mỹ (hoặc nước ngoài) cần chuẩn bị:
  • Bộ công hàm độc thân làm tại Mỹ hoặc Tuyên thệ độc thân và Không cản trở hôn nhân làm tại Việt Nam.
  • Giấy khám sức khỏe chuyên khoa tâm thần.
  • Bản sao hộ chiếu/thẻ xanh.
  • Hình 4x6
Phía người ở Việt Nam cần chuẩn bị:
  • Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu).
  • Xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã, phường nơi thường trú.
  • Giấy khám sức khỏe về tâm thần.
  • Bản sao hộ khẩu và CMND.
  • Hình 4x6
Trình tự thủ tục:
  • Hồ sơ chuẩn bị hoàn chỉnh và nộp tại Phòng Tư pháp cấp quận/huyện. Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, Phòng Tư pháp sẽ hẹn ngày để ký giấy Đăng ký kết hôn (thông thường sẽ là 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ).
  • Vào ngày này ký giấy đăng ký kết hôn, vợ và chồng bắt buộc phải có mặt để cùng ký tên trước mặt cán bộ Phòng Tư pháp.
Trên đây là thủ tục cơ bản nhất cần phải nắm khi muốn đăng ký kết hôn để mở hồ sơ bảo lãnh qua Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những người nước ngoài đã từng một lần ly hôn và nay muốn kết hôn với vợ/chồng người Việt Nam thì cần phải bổ sung thêm hồ sơ Ghi chú ly hôn.
Thời gian từ lúc nộp hồ sơ Ghi chú ly hôn đến khi có kết quả là khoản 30 – 40 ngày, hồ sơ Ghi chú ly hôn được tiếp nhận tại Sở Tư pháp của tỉnh mà người nước ngoài đã từng kết hôn hoặc tại Sở Tư pháp của người mà người Việt kiều sẽ kết hôn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở tư pháp sẽ chuyển ra Bộ Tư Pháp xác minh và xử lý. Kết quả Ghi chú lý hôn chỉ có sau 30- 40 ngày khi hồ sơ nộp đầy đủ.
4 điểm cần lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
1. Tên trên hộ chiếu/thẻ xanh của Việt Kiều phải trùng với tên trên các giấy tờ liên quan như: Phán quyết ly hôn, Công hàm độc thân,…
2. Bộ công hàm độc thân gồm có những giấy tờ sau:
  • Tờ khai Đăng ký kết hôn (theo mẫu).
  • Giấy xác nhận tra cứu hồ sơ hôn nhân được xác nhận bởi Phòng quản lý hộ tịch Bang.
  • Tuyên thệ độc thân.
  • Lý lịch cá nhân (Biographic Infformation Sheet).
  • Giấy xác nhận độc thân được cấp bởi Lãnh sự quán/Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.
  • Photo hộ chiếu/thẻ xanh.
Tất cả phải được hợp thức hóa lãnh sự bởi Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ trước khi mang về Việt Nam sử dụng.
3. Nếu như bạn có quốc tịch Hoa Kỳ thì có thể về Việt Nam, đặt lịch hẹn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ để vào Lãnh sự “Tuyên thệ độc thân và không cản trở hôn nhân” với mức phí cho 1 lần tuyên thệ là 50 USD.
Sau đó, bạn mang Giấy tuyên thệ đến Sở Ngoại Vụ Tp.HCM để làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy này có thể thay thế Bộ công hàm độc thân để làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Phòng Tư Pháp.
4. Cả hai người cần chuẩn bị hình ảnh chụp chung, hình ảnh cưới (nếu có), bằng chứng về sự liên hệ giữa hai người thường xuyên duy trì như: bill điện thoại, hình ảnh chat trên viber, skype,…
Bên cạnh đó, cả hai đều phải nắm rõ thông tin về nhau như: gia đình, bạn bè,… để có sự nhất quán trong nội dung trả lời, không gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ sau này.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho những người chuẩn bị kết hôn và tiến hành hồ sơ bảo lãnh.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

VỀ VIỆT NAM MỘT LẦN ĐÃ KẾT HÔN

Toàn Cầu Visa vừa đón nhận tin mừng thành công từ một hồ sơ khá đặc biệt, đó là chồng có quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ ở Việt Nam nhưng hồ sơ lại kéo dài hơn hai năm. Hành trình để được đoàn tụ với chồng trên đất Mỹ với những khó khăn, vất vả giờ đã được tưởng thưởng xứng đáng.
Phân tích hồ sơ bảo lãnh đi M này nhằm tìm ra những điểm yếu của hồ sơ và chia sẻ cách khắc phục cho những ai có hoàn cảnh tương tự.
Hồ sơ này có những điểm yếu:
  • Chênh lệch tuổi vợ và chồng là 20 tuổi.
  • Chồng không đủ điều kiện tài chính để bảo trợ.
  • Gặp nhau lần đầu tiên đã đăng ký kết hôn.
  • Bằng chứng về những lần liên lạc đầu tiên không còn lưu giữ.
Chúng tôi tiếp nhận hồ sơ chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ này trong trình trạng hồ sơ đã được chấp thuận bới USCIS. Hồ sơ đang đến giai đoạn làm bảo trợ tài chính và gặp khó khăn vì thu nhập của chồng không đủ điều kiện để bảo trợ tài chính theo các quy định của chính phủ Hoa Kỳ.
Điều quan trọng nhất nhưng Thảo không biết hoặc không chú tâm là bằng chứng mối quan hệ và cách thức trả lời phỏng vấn. Do vậy, một mặt chúng tôi giúp Thảo hoàn tất đơn từ liên quan nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi, mặt khác giúp Thảo và chồng hệ thống hóa lại những bằng chứng chứng minh diễn biến của mối quan hệ từ lúc biết nhau, yêu nhau rồi cưới nhau.
Khi nhận được lịch phỏng vấn bảo lãnh sang Mỹ, chúng tôi bắt đầu luyện phỏng vấn cho Thảo. Vì hồ sơ này có những điểm yếu như đã nêu ở trên, do vậy quá trình luyện phỏng vấn đặc biệt chú ý về bằng chứng mối quan hệ vợ chồng và quyết định kết hôn chỉ sau một lần gặp mặt.
Chúng tôi đã giúp Thảo biết cách giải thích những điểm quan trọng của mối quan hệ sẽ bị viên chức lãnh sự xoáy sâu trong buổi phỏng vấn và xây dựng những hệ thống bằng chứng hỗ trợ cho cách giải thích của Thảo.
Sau nhiều ngày luyện tập cùng nhau, cuối cùng Thảo cũng đã vượt qua vòng phỏng vấn để lấy được visa định cư Mỹ để đoàn tụ với chồng.
Hồ sơ nhiều điểm yếu không phải là không có cơ hội đoàn tụ tại Mỹ. Hãy liên hệ để được tư vấn cách khắc phục từng điểm yếu của hồ sơ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

3 NGUYÊN NHÂN LÀM CHO HỒ SƠ BẢO LÃNH BỊ RỚT

Theo những thông tin mới nhất, có đến 75% hồ sơ bảo lãnh vợ chồng và hôn phu hôn thê tại Việt Nam bị từ chối trong buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán (LSQ).
Việc từ chối cấp visa định cư Mỹ của viên chức LSQ thường nằm ở các lý do sau:
  • Viên chức LSQ muốn có thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh.
  •  Đương đơn thiếu sót một số giấy tờ trong lúc phỏng vấn.
Khi các viên chức LSQ nghi ngờ về mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh, họ sẽ không tốn nhiều thời gian để hỏi đương đơn lúc phỏng vấn. Việc dễ nhất mà họ thường làm là từ chối hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ và yêu cầu bổ sung thêm bằng chứng. Và, trong một số hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng hay hôn phu hôn thê bị từ chối, viên chức LSQ thường yêu cầu bổ sung bảng timeline của mối quan hệ.
Bị từ chối visa định cư Mỹ cần biết rõ nguyên nhân để khắc phục
3 nguyên nhân từ chối thường gặp đối với các đương đơn Việt Nam:
    1. Từ chối vì nghi ngờ mối quan hệ:
  • Có một điều đặc biệt tại Việt Nam là số lượng hồ sơ giả bị phát hiện quá nhiều trong khoản thời gian vừa qua, vì thế viên chức LSQ vẫn luôn chú trọng xem xét tình yêu đích thực của mối quan hệ. Do vậy, đương đơn cần phải chứng minh mối quan hệ của mình là thật, tình yêu của mình là thật trong vòng 15 -20 phút đối diện với viên chức LSQ. Và những bằng chứng chứng minh này phải thực sự thuyết phục, thông qua việc nắm bắt hồ sơ theo các khía cạnh sau: thông tin cá nhân, thông tin tài chính, thông tin mối quan hệ.
 
    2. Từ chối vì giấy tờ không đầy đủ:
  • Có một số hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ không được cấp visa tại buổi phỏng vấn chỉ vì một số giấy tờ bắt buộc nào đó mà đương đơn quên mang theo trong buổi phỏng vấn. Chẳng hạn như một vài đương đơn có thể quên mang theo hình cá nhân hoặc cập nhật giấy lý lịch tư pháp. Nếu kết quả khám sức khỏe chưa có hoặc đã quá hạn, hồ sơ cũng bị yêu cầu bổ túc. Đây là lý do giải thích tại sao việc chuẩn bị và sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, logic để đương đơn mang theo trong buổi phỏng vấn là cực kỳ quan trọng.
   3. Từ chối liên quan đến yếu tố tài chính:
  • Bên cạnh đó, cũng có hồ sơ đi Mỹ theo diện bảo lãnh bị từ chối vì họ cần cập nhật giấy tờ, hồ sơ liên quan đến phần Bảo trợ tài chính. Nếu có sự chuẩn bị chu đáo và sự kiểm tra theo dõi sát sao thì những hồ sơ bị từ chối bởi lý do này có thể được chấp thuận ngay trong ngày phỏng vấn đầu tiên.
Hồ sơ của bạn cần có sự xem xét đánh giá bởi những người có kinh nghiệm về di trú để chắc chắn rằng các đương đơn phải có đầy đủ những thông tin, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu và bằng chứng cho buổi phỏng vấn tại LSQ.
Có một tin vui nho nhỏ đối với những hồ sơ bị từ chối bởi viên chức LSQ là: họ có thể cho đương đơn ngày để bổ sung thêm bằng chứng và những giấy tờ được yêu cầu. Ðiều quan trọng ở đây là đương đơn cần phải hiểu thấu đáo là nên bổ sung những loại giấy tờ gì và việc bổ sung phải đúng ngày LSQ yêu cầu.
Một vài kinh nghiệm cần lưu ý cho buổi phỏng vấn:
Ngoài những giấy tờ thông thường mang theo, đương đơn cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau trong buổi phỏng vấn:
  • Bảng tường trình mối quan hệ,
  • Danh sách những người thân của người bảo lãnh tại Mỹ,
  • Thông tin về nơi cư trú của người bảo lãnh trong 10 năm qua.
Đương đơn phải biết rất cặn kẽ về đời sống của người bảo lãnh ở Mỹ, bao gồm: công việc, nhà cửa, xe, tài sản khác, thông tin về thành phố cư ngụ và thân nhân của người bảo lãnh ở Mỹ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

5 LOẠI BẰNG CHỨNG CHO HỒ SƠ BẢO LÃNH VỢ CHỒNG

1. Chú ý các cột mốc thời gian:
Mối quan hệ phải được hệ thống hóa theo các cột mộc thời gian như: lần gặp nhau đầu tiên, khi nào chính thức yêu nhau, nụ hôn đầu tiên, cầu hôn khi nào,…
Hai bạn cần phải lưu giữ và ghi nhớ những thông tin của lần gặp đầu tiên như: địa điểm, hoàn cảnh, trang phục,… để làm bằng chứng cho hồ sơ thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ.
2. Hoàn cảnh quen nhau: hai bạn phải nhất quán trong nội dung trả lời
Ví dụ, hai bạn tình cơ gặp nhau trên Facebook thì những dòng trò chuyện đầu tiên trên đó cũng có thể là bằng chứng cho mối quan hệ của bạn để làm thủ tục bảo lãnh qua Mỹ. Nếu như bạn còn lưu giữ chúng trong máy tính thì có thể sử dụng chúng như một loại bằng chứng chứng minh hoàn cảnh hai bạn gặp nhau.
3. Lưu giữ quá trình liên lạc thường xuyên khi ở xa nhau: bạn cần có những bằng chứng chứng minh hai bạn thường xuyên có sự trao đổi thông tin qua lại, có thể hiện sự quan tâm lẫn nhau như tặng quà, thiệp,… vào những diệp đáng nhớ.

Bằng chứng vững chắc sẽ rất tốt cho hồ sơ bảo lãnh
4. Những lần ở chung và đi chơi chung: Lưu giữ giấy tạm trú cùng địa chỉ, lưu giữ cùi vé máy bay, hóa đơn khách sạn, hình ảnh,…
5. Tài sản đồng sở hữu: nếu hai bạn cùng đứng tên chung trên một số tài sản như: bất động sản, tài khoản ngân hàng,…những loại bằng chứng này rất đáng tin cậy đối với viên chức phỏng vấn khi bảo lãnh sang Mỹ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

3 CÁCH ĐỂ ĐƯỢC CẤP VISA ĐỊNH CƯ MỸ SAU LẦN PHỎNG VẤN ĐẦU TIÊN

Toàn Cầu Visa vừa đón nhận tin mừng thành công từ một hồ sơ khá đặc biệt, đó là chồng có quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ ở Việt Nam nhưng hồ sơ lại kéo dài hơn hai năm. Hành trình để được đoàn tụ với chồng trên đất Mỹ với những khó khăn, vất vả giờ đã được tưởng thưởng xứng đáng.
Phân tích hồ sơ bảo lãnh đi M này nhằm tìm ra những điểm yếu của hồ sơ và chia sẻ cách khắc phục cho những ai có hoàn cảnh tương tự.

Hồ sơ này có những điểm yếu:
  • Chênh lệch tuổi vợ và chồng là 20 tuổi.
  • Chồng không đủ điều kiện tài chính để bảo trợ.
  • Gặp nhau lần đầu tiên đã đăng ký kết hôn.
  • Bằng chứng về những lần liên lạc đầu tiên không còn lưu giữ.

Chúng tôi tiếp nhận hồ sơ chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ này trong trình trạng hồ sơ đã được chấp thuận bới USCIS. Hồ sơ đang đến giai đoạn làm bảo trợ tài chính và gặp khó khăn vì thu nhập của chồng không đủ điều kiện để bảo trợ tài chính theo các quy định của chính phủ Hoa Kỳ.
Điều quan trọng nhất nhưng Thảo không biết hoặc không chú tâm là bằng chứng mối quan hệ và cách thức trả lời phỏng vấn. Do vậy, một mặt chúng tôi giúp Thảo hoàn tất đơn từ liên quan nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi, mặt khác giúp Thảo và chồng hệ thống hóa lại những bằng chứng chứng minh diễn biến của mối quan hệ từ lúc biết nhau, yêu nhau rồi cưới nhau.
Khi nhận được lịch phỏng vấn bảo lãnh sang Mỹ, chúng tôi bắt đầu luyện phỏng vấn cho Thảo. Vì hồ sơ này có những điểm yếu như đã nêu ở trên, do vậy quá trình luyện phỏng vấn đặc biệt chú ý về bằng chứng mối quan hệ vợ chồng và quyết định kết hôn chỉ sau một lần gặp mặt.
Chúng tôi đã giúp Thảo biết cách giải thích những điểm quan trọng của mối quan hệ sẽ bị viên chức lãnh sự xoáy sâu trong buổi phỏng vấn và xây dựng những hệ thống bằng chứng hỗ trợ cho cách giải thích của Thảo.
Sau nhiều ngày luyện tập cùng nhau, cuối cùng Thảo cũng đã vượt qua vòng phỏng vấn để lấy được visa định cư Mỹ để đoàn tụ với chồng.
Hồ sơ nhiều điểm yếu không phải là không có cơ hội đoàn tụ tại Mỹ. Hãy liên hệ để được tư vấn cách khắc phục từng điểm yếu của hồ sơ.

(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Một số bài viết liên quan:

CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI BỊ ĐIỀU TRA MỐI QUAN HỆ?

Những trường hợp bảo lãnh đi Mỹ diện vợ/chồng, hôn phu/hôn thê nhưng không được chấp thuận cấp visa sau buổi phỏng vấn mà viên chức Lãnh sự yêu cầu đương đơn về nhà và chờ kết quả. Nếu bạn rơi vào trường hợp như vậy thì có khả năng hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ bị yêu cầu điều tra để kiểm chứng lại sự thật của mối quan hệ.
Bị yêu cầu điều tra mối quan hệ của hồ sơ
Sau đây là một vài trong số nhiều phương pháp điều tra của viên chức Lãnh sự áp dụng cho các đương đơn từ Việt Nam:
  • Nhân viên điều tra của Lãnh sự quán có thể sẽ xuống địa bàn, nơi đương đơn cư trú để tìm hiểu tình hình và cuộc sống thật của đương đơn. Họ có thể hỏi thăm hàng xóm hoặc vào thẳng nhà đương đơn để gặp thân nhân người được bảo lãnh sang Mỹ nhằm tìm hiểu sự thật của mối quan hệ.
  • Có những trường hợp, viên chức điều tra đến thẳng nhà đương đơn và yêu cầu được xem email, xem hình ảnh trong phòng ngủ của đương đơn và vơ/chồng, yêu cầu đương đơn liên lạc với người bảo lãnh bằng điện thoại để kiểm tra thông tin,…
  • Thêm một cách điều tra nữa là viên chức điều tra sẽ gọi điện thoại đến gặp thân nhân của đương đơn như: cha/mẹ/anh/chị/em để hỏi về người bảo lãnh, hỏi về cuộc hôn nhân của đương đơn và người bảo lãnh  để kiểm tra tính xác thực của cuộc hôn nhân này.
Trên đây là ba cách điều tra phổ biến của viên chức điều tra thuộc Lãnh sự quán. Đối với từng trường hợp cụ thể, họ sẽ có những phương pháp nghiệp vụ khác nhau nhằm mục đích tìm ra sự thật của mối quan hệ.
Hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ bị nghi ngờ, yêu cầu bổ sung hoặc điều tra sẽ khiến đương đơn gặp rất nhiều khó khăn và mệt mỏi. Tuy nhiên, không phải là sự chấm dứt cho giấc mơ được sống trên đất Mỹ. Hãy liên hệ với văn phòng Toàn Cầu Visa để được hướng dẫn chi tiết cho hồ sơ bị yêu cầu bổ sung hoặc bị điều tra của mình.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

ĐỊNH CƯ MỸ: HỒ SƠ BẢO LÃNH MẤT THỜI GIAN BAO LÂU Ở NVC

Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (National Visa Center – NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sau khi nhận được hồ sơ chấp thuận từ USCIS, sẽ lưu giữ hồ sơ bảo lãnh cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết.
Chờ đợi hồ sơ bảo lãnh đến lượt giải quyết
Hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ  có thể được lưu giữ tại NVC trong vòng nhiều tháng hay nhiều năm tùy theo diện bảo lãnh. Đi Mỹ theo diện bảo lãnh có các trường hợp sau đây:
  • Với diện hôn phu/hôn thê (visa K-1): thời gian chờ đợi thông thường khoảng 2 tuần và chuyển về Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
  • Với diện vợ/chồng (IR-1, CR-1: vợ/chồng có quốc tịch Mỹ): thời gian bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ mất khoảng 2 tháng – 6 tháng và NVC chuyển hồ sơ cũng như lịch phỏng vấn của đương đơn về LSQ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
  • Với diện vợ/chồng (F2A: vợ/chồng là Thường trú nhân):thời gian giải quyết phải chờ đợi đến lượt ưu tiên, thông thường mất khoảng 1 năm – 3 năm (có một số thời điểm, diện bảo lãnh này chỉ chờ đợi khoảng 6 tháng tại NVC).
  • Với diện con cái bảo lãnh cho cha/mẹ: thời gian giải quyết thông thường khoảng 2 tháng – 6 tháng và NVC chuyển hồ sơ cũng như lịch phỏng vấn của đương đơn về LSQ Hoa Kỳ.
  • Với diện cha/mẹ bảo lãnh cho con, anh chị em bảo lãnh nhau: thời gian giải quyết thường phải chờ đợi đến lượt ưu tiên, thông thường mất khoảng 4 năm đến 10 năm.
Lệ phí tại NVC:
  • Diện hôn phu/ hôn thê là $0
  • Các diện còn lại, mức phí là $120/ người bảo lãnh + $325/ người.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa).
Một số bài viết liên quan:

3 YÊU CẦU PHẢI NẮM RÕ KHI PHỎNG VẤN ĐỊNH CƯ MỸ

Với bất kỳ một đương đơn Việt Nam nào, trước khi bước vào buổi phỏng vấn bảo lãnh qua Mỹ diện Vợ/chồng hoặc Hôn thê/ hôn phu thì cũng nên nắm rõ 3 yêu cầu cơ bản dưới đây để có thể tăng cao nhất xác suất được bảo lãnh sang Mỹ của bản thân.  
confidence-at-job-interview
1. Cách trả lời viên chức LSQ Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn:
  • Sự rõ ràng trong câu trả lời của đương đơn sẽ làm cho buổi phỏng vẫn trở nên thuận lợi hơn rất nhiều, sự rõ ràng ở đây nên hiểu theo hai khía cạnh:
    • Sự rõ ràng trong giọng nói, tức là khi trả lời, bạn nên nói với giọng vừa đủ nghe và tốc độ nói vừa phải.
    • Sự rõ ràng trong các ý trả lời: viên chức Lãnh sự hỏi về nội dung gì thì bạn nên trả lời đúng nội dung được hỏi, tránh trường hợp nói vòng vo nhưng không có ý nghĩa vì điều này sẽ làm mất thiện cảm từ người phỏng vấn. Trong trường hợp bạn không nghe rõ câu hỏi từ viên chức Lãnh sự, bạn có thể hỏi lại cho rõ để tránh tình trạng trả lời sai nội dung.
  • Cung cấp thông tin cần thiết và đầy đủ: mỗi ngày, vieenc chức Lãnh sự sẽ phỏng vấn khoảng 30 đến 50 đương đơn, do vậy, khi được hỏi thì bạn chỉ cung cấp cho viên chức phỏng vấn những thông tin cần thiết và đầy đủ, tránh dài dòng kể lễ gây mệt mỏi cho người nghe.
2. Thái độ trả lời:
  • Sự thành thật trong câu trả lời khi nào cũng được đánh giá cao, đặc biệt với một nền văn hóa như nước Mỹ - nơi rất tôn trọng sự thật - thì sự thành thật trong thái độ của bạn là một cách lấy điểm hiệu quả.
  • Luôn luôn nghiêm túc trong cách trả lời và trong câu trả lời, không bỡn cợt hoặc có thái độ coi thường.
  • Buổi phỏng vấn diễn ra trong vòng 10 -15 phút, do vậy bạn cần phải tập trung vào các nội dung được hỏi, tránh tình trạng xao nhãng lơ là,… sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng.
3. Lưu ý về giọng nói:
  • Vì trong buổi phỏng vấn sẽ có rất nhiều đương đơn đứng chờ, và việc phỏng vấn cũng diễn ra ở nhiều cửa sổ cùng lúc, do đó sẽ khá ồn ào. Điều này sẽ bất lợi cho những ai có giọng nói quá nhỏ nhẹ. Giọng nói của đương đơn khi được hỏi vần phải to và rõ ràng để đảm bảo viên chức phỏng vấn và người thông dịch vừa đủ nghe hết những nội dung mà bạn muốn nói.
  • Sự ấp úng trong cách trả lời là điều tối kị trong buổi phỏng vấn. Sự ấp úng này sẽ dẫn đến việc bị nghi ngờ về sự thật của mối quan hệ, mà sự nghi ngờ là điều tai hại nhất
Nhìn chung, để một đương đơn của hồ sơ xin visa bảo lãnh định cư Mỹ diện Vợ/ chồng hay Hôn thê/ hôn phu có thể hoàn thành tốt buổi phỏng vấn với viên chức lãnh sự, ngoài việc nắm rõ thông tin của nhau, có khối bằng chứng vững mạnh thì đương đơn cần phải luyện tập để có thể vận dụng nhuần nhuyễn 3 yêu cầu kể trên.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes