BREAKING NEWS
Showing posts with label viêm da dị ứng. Show all posts
Showing posts with label viêm da dị ứng. Show all posts

Thursday, January 31, 2019

Bộ Sưu Tập Son Charlotte Tilbury Làm Mưa Làm Gió Trong Mùa Noel 2018



Son môi Charlotte Tilbury được tạo ra bởi chuyên gia trang điểm nổi tiếng người Anh- Charlotte Tilbury vào năm 2013. Charlotte Tilbury được xem là bậc thầy make up và là 1 trong 5 nghệ sĩ trang điểm nổi tiếng nhất thế giới chuyên trang điểm cho những ngôi sao Hollywood  nổi tiếng. Bà luôn mong muốn làm sao để phái đẹp có thể chinh phục được cả thế giới nhờ vào nghệ thuật make-up. Chính vì vậy, Dòng son Charlotte Tilbury luôn đi kèm với chất lượng và các tiêu chí sau: Dễ chọn, dễ dùng, đủ hấp dẫn. Cùng Vivalust điểm qua bộ sưu tập son charlotte tilbury hứa hẹn sẽ làm mưa làm gió trong mùa Noel 2018 này

Bộ sưu tập dòng son Charlotte Tilbury

 1. Bosworth’s beauty

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ nghệ sỹ Kate Bosworth nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ vượt thời gian. Sự pha trộn giữa màu hồng quyến rũ cổ điển của năm 1950 và màu hồng tươi sáng của Hollywood.

Bosworth’s beauty

 2. Kim kw

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Kim Kardashian – nữ hoàng son môi màu nude. Màu son này sẽ giúp đôi môi của nàng trông đầy đặn hơn ngay lập tức.

Kim kw

 3. Hel’s bells

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Helena Bonham Carter – màu nâu đậm tinh xảo mang nét eclectic và gothic

Hel’s bells

 4. Hot emily

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Emily Ratajkowski – màu san hô tươi sáng. Hot Emily là sự kết hợp của Charlie’s Angels gợi cảm và của cô gái có khuôn mặt tươi tắn của American 5.

Hot emily

 5. Carina’s love

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ nữ diễn viên Carina Lau, Carina’s love mang màu đỏ quyền lực và quý phái

Carina’s love

 6. Very victoria

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Victoria Beckham với tone màu nude trung tính đậm nét

Very victoria

 7. Electric poppy

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Poppy Delevigne với màu anh đào rực rỡ giúp nàng trở nên đẹp và snag trọng hơn

Electric poppy

 8. Kidman’s kiss

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Nicole Kidman với màu đỏ tươi phù hợp cho mọi loại da kể cả những nàng có làn da sáng bóng

Kidman’s kiss

 9. Sexy sienna

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Sexy Sienna với màu san hô mềm mại, dịu dàng cho nàng



Sexy sienna

 10. Nude kate

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Nude Kate với màu be hoàn hảo

Nude kate

 11. Livit up

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Liv Tyler với màu hồng kẹo mềm giúp nàng trở nên thanh tao, sắc sảo

Livit up

 12. Penelope pink

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Penelope Cruz với màu hồng tự nhiên tuyệt đẹp

Penelope pink

 13. Super cindy

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ Cindy Crawford với màu son nổi bật của những năm 90

Super cindy

 14. Miranda may

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ cảnh hoàng hôn trên bãi biển Malibu và Bondi. Miranda là sự kết hợp hoàn hảo giữa màu hồng và màu san hô.
Miranda may

 15. Tell laura

Thỏi son môi này được lấy cảm hứng từ nhà văn Laura Bailey với màu cam đỏ tươi sống động

Tell laura

Trung bình, ở Việt Nam, mỗi cây son charlotte tilbury giao động trong khoảng từ 900.000 đến 1.000.000 VNĐ. Nếu là một tín đồ son môi, nàng hãy rinh ngay 1 em charlotte tilbury và chia sẻ niềm vui cùng Vivalust bằng cách nhanh tay đặt mua sản phẩm nhé!
Vivalust Cosmetics – Cửa hàng chuyên bán các loại mỹ phẩm Chất lượng – Chính hãng, thương hiệu nổi tiếng và đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình.
Địa chỉ: 233 Tôn Đản, P.15, Quận 4, TP.HCM
Hotline: 0938 332 486
Website: vivalust.vn
Instagram: Vivalustshop

Hướng dẫn bảo quản phấn nước dùng được lâu không hại da


Từ khi du nhập vào thị trường Việt Nam, cushion hay phấn nước trang điểm đã dần dần trở thành mĩ phẩm không thể thiếu của các nàng. Khác với các dòng phấn bột, cushion khi đánh lên da mặt sẽ để lại một lớp phấn mỏng nhẹ, tự nhiên và bóng loáng như phủ sương. Thế nhưng, dạo gần đây nhiều chị em rỉ tai nhau về việc phấn cushion lên nấm mốc. Điều này làm không ít chị em lo sợ vì những ảnh hưởng xấu của vi khuẩn đến da mặt. Vậy phấn nước là gì? nguyên nhân do đâu phấn nước mọc nấm? Có những phương pháp bảo quản nào? hôm nay mình sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này nhé.

1. Phấn nước (cushion) là gì?

Phấn nước cushion là một loại kem nền có sự kế hợp đặc biệt của miếng mút nhỏ được nhúng trong lớp kem mịn. Nói cách khác, thay vì nén như dạng phấn bột truyền thống, chất kem có dạng lỏng, sánh mịn được chứa trong miếng mút. Phấn Cushion có kết cấu dạng đặc sáng vì vậy khi apply lên da tạo cảm giác rất mướt và mỏng nhẹ. Chính vì khả năng đặc biệt của phấn nước nên có nhiều hãng mĩ phẩm đã tung ra nhiều dòng phấn nước được chị em sử dụng tin dùng như phấn nước Dior Mini, April Skin, Waterking Cover…

Phấn nước là loại kem đặc sánh được nhúng trong miếng mút

2. Nguyên nhân phấn cushion bị nấm mốc

Chính vì thành phần chứa nước được chứa trong miếng mút nên đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi hơn so với phấn dạng bột hay kem. Hơn nữa, yếu tố nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng của phấn. Nhiều bạn nữ thường để phấn ở trong túi sách hay cốp xe là những nơi có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể an tâm sử dụng phấn nước, bởi vì hầu hết các sản phẩm này đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt và chứa chất bảo quản.

Phấn nước có thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn

3. Cách bảo quản phấn nước đúng cách

  • Không giống như làm sạch cọ trang điểm, bạn nên thay cushion sau 6 tháng sử dụng.
  • Trước khi trang điểm, hãy rửa tay thật sạch, thay mút phấn thường xuyên và giữ cọ trang điểm sạch sẽ.
  • Sau khi sử dụng xong, luôn đóng nắp phấn nước thật chặt nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn.

Đậy chặt nắp phấn cushion sau khi sử dụng xong

  • Vứt phấn nước đi nếu sản phẩm bắt đầu có mùi lạ, không còn độ kết dính, hay mọc nấm mốc. Như vậy bạn có thể tránh được những nguy hại cho da như mụn, viêm, hay dị ứng…
  • Không dùng ngón tay để chấm phấn vì trong tay chứa nhiều vi khuẩn khiến cushion bị nhiễm khuẩn.
  • Không nên dùng chung cushion với người khác để tránh nguy cơ lây truyền mụn hay vi khuẩn.

Chấm phấn nước bằng ngón tay có thể gây nhiễm khuẩn da mặt

Hy vọng bài hướng dẫn trên sẽ giúp bạn bảo quản phấn nước đúng cách để bảo vệ da mặt của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm mua sản phẩm phấn nước chất lượng và uy tín như phấn nước Sulwhasoo Perfecting Cushion, Dior Mini, April Skin, Waterking Cover…, hãy đến Vivalust Cosmetics – Cửa hàng chuyên bán các loại mỹ phẩm Chất lượng – Chính hãng, thương hiệu nổi tiếng và đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình.
Địa chỉ: 233 Tôn Đản, P.15, Quận 4, TP.HCM
Hotline: 0938 332 486
Website: vivalust.vn
Instagram: Vivalustshop

Saturday, January 16, 2016

Các biểu hiện của viêm da dị ứng thường gặp

Dưới sự thay đổi bất thường của thời tiết, ô nhiễm của môi trường làm tình trang viêm da dị ứng trở nên phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của chúng ta, như gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, viêm loát da, … và thường phải chịu một số vấn đề khác như thiếu ngủ, căng thẳng, bị phân biệt đối xử và thiếu tự tin..
Bệnh Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da ảnh hưởng đến 2 - 5% người lớn và 10 - 20% trẻ em trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh rất dễ tái phát và lại khó điều trị. Sau đây là một vài biểu hiện của căn bệnh viên da dị ứng:

Đầu tiên, điển hình biểu hiện của viêm da dị ứng là các thương tổn da kèm theo ngứa, càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, điều này sẽ khiến tình trạng bội nhiễm dễ bị xảy ra. Sau đó rất khó khăn trong việc điều trị. Sau này việc tiếp xúc lại với nguyên nhân gây dị ứng thì bệnh cũng dễ tái phát hơn.
Viêm da dị ứng gây ngứa

Khi thời tiết thay đổi bệnh nhân thường có biểu hiện là bị ngứa vào đêm, bứt rứt, khó chịu.

Ngay khi bệnh mới khởi phát,biểu hiện của viêm da dị ứng là hình thành đám da đỏ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, cảm giác ngứa và nóng ở vùng da bị nhiễm bệnh;

Khi bệnh nặng hơn thì vùng da phát bệnh bị phù nề, loét ra, chảy dịch, đóng vảy tiết. Nếu bị bội nhiễm sẽ tạo mụn mủ, vảy màu vàng.

Đặc biệt bệnh nhân càng gãi thì tình trạng viêm da càng nặng, càng lan rộng. Những thương tổn lớn của bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở những nếp gấp da lớn như lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Biểu hiện của viêm da dị ứng còn thể hiện ở việc bệnh nhân còn có thể mắc phải một số triệu chứng bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen, cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có thể có sốt nhẹ.

Nếu bạn không chắc chắn về các triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu.

Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Da bị dị ứng, nổi mẩn đỏ – Phải làm sao?

Ngứa, bị dị ứng, nổi mẩn đỏ là một hiện tượng rất hay gặp trong đời sống sinh hoạt. Nguyên nhân có thể do người bệnh ăn phải các thực phẩm dễ gây dị ứng, do thay đổi thời tiết hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da, dị ứng, … Khi gặp hiện tượng dị ứng như vậy chúng ta cần làm gì?

Các biểu hiện bên ngoài của dị ứng

Ngoài các dấu hiệu chính là ngứa, da thường có vết xước, nổi mẩn đỏ với nhiều hình dạng khác nhau. Người bị dị ứng thường nổi những mẩn đỏ thành vết, đám hoặc sần nề, gồ cao hơn mặt da, ranh giới rõ, tròn hoặc vằn vèo, màu hồng nhạt, ở giữa hơi bạc màu, rắn chắc, có thể xuất hiện khắp người hoặc từng vùng. Nếu càng gãi thì các mẩn đỏ càng rõ hơn và ngứa nhiều hơn.
Ngứa do dị ứng.

Các dạng dị ứng thường gặp

Các dạng dị ứng phổ biến nhất đó là dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, và dị ứng mắt, hay viêm mũi dị ứng.

1. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Khi ăn phải nhóm thực phẩm dễ dị ứng, người bệnh sẽ bị nổi mẩn đỏ ngoài da, ngứa, sưng đỏ, mạch máu sưng phồng. Ở hệ thống tiêu hóa thì môi, miệng, và cuống họng sưng phồng, đầy bụng , nôn mửa, bụng đau cuộn, tiêu chảy. Ở hệ thống hô hấp thì khó thở, suyễn, khò khè, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ở mỗi người có một biểu hiện khác nhau, có người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng, dị ứng có thể xảy ra ngay khi ăn thực phẩm dị ứng hoặc sau vài giờ, có khi vài ngày sau đó.
Với một số người cảm ứng quá mạnh, chỉ cần ngửi hay sờ mò vào thực phẩm là có thể bị dị ứng. Nếu bạn đã từng bị dị ứng thực phẩm, trước khi ăn bất cứ món lạ nào, nhất là ở tiệm bạn hãy hỏi kỹ về món ăn đó, và nhớ mang theo các thuốc chống dị ứng để phòng trường hợp bất trắc.

2. Dị ứng thời tiết

Người bị dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện như ngứa mũi, tai, mắt, miệng, họng, da hoặc trên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Hắt hơi sổ mũi nhiều lần, chảy nước mũi trong, giảm khướu giác, nặng hơn là nghẹt mũi, ho, ù tai, đau họng có quầng thâm, phù nề dưới mi mắt, mệt mỏi, nhức đầu và đôi khi cũng ảnh hưởng đến việc xử lý bộ nhớ của não bộ.
Đặc điểm của người bị dị ứng thời tiết thường là da rất nhậy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do đó khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại rất dễ khiến da bị ảnh hưởng.


Người bị dị ứng thời tiết nên được ủ ấm trong chăn khi bị ngứa, vì khi đó phần ngứa sẽ được giảm đi, khi cơ thể nóng lên và ra mồ hôi khiến da bớt khô, bớt bị kích ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế tắm nước nóng, tăng cường uống nước, ăn hoa quả, ít sử dụng chất kích thích. Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm, cần thường xuyên lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà.

3. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng được gọi là một hiện tượng dị ứng, mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm , áp suất không khí…. Khi bị viêm mũi dị ứng, bệnh nhân thường bị ngứa mũi, ngứa họng và mắt, hắt hơi liên tục vào buổi sáng, giảm nhiều vào buổi trưa và buổi tối. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số dấu hiệu như chảy nước mũi trong, sau đó thì có màu vàng hoặc trắng đục do bị bội nhiễm, nghẹt mũi thường xảy ra sau một tràng hắt hơi và kèm theo một số triệu chứng phụ như nhức đầu, ho, đau họng và có thể sốt nhẹ.
Nếu bạn viêm mũi dị ứng theo mùa, tốt nhất bạn nên ở trong nhà, đóng các cửa sổ, sử dụng máy lạnh thông khí, tránh sử dụng quạt vì nó có thể mang các dị nguyên bên ngoài vào, tắm hoặc thay quần áo sau khi đi ra ngoài, tránh phơi quần áo ngoài trời.

4. Dị ứng mắt

Dị ứng da, mũi rất phổ biến nhưng nhắc đến dị ứng mắt chắc ít người biết đến. Trên thực tế, mắt thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường, phần bên ngoài của mắt luôn ẩm ướt nên khả năng bám dính và kích ứng của các kích thích và dị nguyên sẽ tăng lên. Nước mắt sẽ nhanh chóng rửa trôi các dị nguyên, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chúng có thể gây ra các biểu hiện dị ứng tại mắt.
Các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng; viêm giác mạc; viêm bên trong nhãn cầu… đó chính là các dạng của dị ứng mắt. Cơ nguyên dị ứng mắt là phản ứng do tế bào khởi sự do bụi dị ứng sinh ra. Những tế bào lần lượt kích thích dây thần kinh, làm nở mạch máu, tiết ra chất nhờn, làm mắt ngứa, cay và đỏ, sưng thành bọng nước trong mắt và ra ghèn.

Khi bị di ứng mắt,chúng ta phải nhanh chóng loại trừ các dị nguyên ra khỏi mắt.Đặc biệt không nên dùng tay dụi mắt vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Chúng ta có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo. Chườm lạnh để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch. Để phòng dị ứng, bệnh nhân phải tránh tiếp xúc với những dị nguyên, chất kích thích có thể gây dị ứng cho mắt.

Phải làm gì khi bị dị ứng, nổi mẩn đỏ?

Khi có những biểu hiện dị ứng, nổi mẩn đỏ cần tìm sớm và loại bỏ các yếu tố gây bệnh nếu biết. Nếu đã có tiền sử dị ứng với thực phẩm thì cần loai bỏ các thức ăn, thuốc có thể gây dị ứng. Tránh sử dụng các chất gây kích thích như gia vị, rượu, trà, cafe…trong các trường hơp nặng có thể sử dụng thuốc chữa dị ứng nhưng nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn. Trường hợp bị dị ứng nổi mẩn đỏ thường xuyên, lặp lại thì nên khám tại các bác sỹ chuyên khoa, có thể làm thêm xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp

Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/da-bi-di-ung-noi-man-do-phai-lam-sao-34600-vn

Biện pháp khắc phục viêm da dị ứng tại nhà

Viêm da dị ứng là một loại bệnh mạn tính, thường được thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng nó có thể tiếp tục xuất hiện ở tuổi trưởng thành sau này trong đời.

Viêm da có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào, nhưng cổ điển xuất hiện trên cánh tay và phía sau đầu gối.

Để giúp giảm ngứa và làm dịu da bị viêm, hãy thử các biện pháp tự chăm sóc sau:


- Hãy thử xác định và tránh gây ra mà làm xấu đi các viêm. Nhanh chóng thay đổi của nhiệt độ, ra mồ hôi và căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm len, chẳng hạn như thảm, giường và quần áo, cũng như xà phòng và chất tẩy rửa.
- Tránh gãi bất cứ khi nào có thể. Che phủ khu vực ngứa nếu không thể không gãi nó. Cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm.
- Hãy tắm ấm. Tắm với bột yến mạch chưa nấu chín hoặc keo bột yến mạch. Tắm thuốc tẩy pha loãng được cho là giết chết vi khuẩn phát triển trên da.
- Chọn xà phòng nhẹ mà không cần thuốc nhuộm hoặc nước hoa. Hãy chắc chắn rửa sạch xà phòng hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
- Dưỡng ẩm da. Sử dụng dầu hoặc kem để giữ độ ẩm trong khi làn da vẫn còn ẩm ướt từ một bồn tắm hoặc vòi sen. Đặc biệt chú ý đến chân, cánh tay, lưng và hai bên của cơ thể. Nếu da đã khô, hãy dùng loại kem bôi trơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí nóng, khô trong nhà có thể làm làn da nhạy cảm ngứa và bong và xấu đi.
- Mặc mát mẻ, quần áo cotton mịn. Tránh mặc quần áo thô, chặt hoặc làm từ lông cừu. Điều này sẽ giúp tránh kích ứng. Ngoài ra, mặc quần áo thích hợp trong thời tiết nóng hoặc khi tập thể dục để ngăn chặn đổ mồ hôi quá nhiều.

Phòng chống
Tránh da khô có thể là một yếu tố trong việc giúp ngăn chặn cơn phát bệnh của viêm da. Những lời khuyên có thể giúp giảm thiểu những tác động làm khô da:
- Tắm ít thường xuyên hơn. Hầu hết những người dễ bị viêm da dị ứng không cần tắm hàng ngày. Khi tắm, giới hạn 15 - 20 phút và sử dụng nước ấm hơn là nóng. Sử dụng dầu tắm cũng có thể hữu ích .
- Chỉ sử dụng một số loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa tổng hợp. Chọn xà phòng nhẹ sạch mà không phải quá mức loại bỏ các loại dầu tự nhiên. Chất khử mùi và xà phòng kháng khuẩn có thể làm da khô hơn. Sử dụng xà phòng chỉ trên khuôn mặt, nách, vùng sinh dục, tay và chân. Sử dụng nước ở nơi khác.
- Làm khô mình cẩn thận. Làm khô da nhanh chóng với lòng bàn tay, hoặc nhẹ nhàng vỗ nhẹ da với một chiếc khăn mềm mại sau khi tắm.
- Dưỡng ẩm da. Chất dưỡng ẩm cung cấp một lớp trên da mà vẫn giữ cho nước thoát. Cũng có thể sử dụng mỹ phẩm có chứa chất dưỡng ẩm. Nếu da rất khô, có thể áp dụng một loại dầu như dầu em bé, trong khi làn da vẫn còn ẩm. Dầu có tác dụng mạnh hơn chất dưỡng ẩm và ngăn cản sự bay hơi của nước từ bề mặt của da.

Thuốc thay thế
Nhiều phương pháp điều trị thay thế, bao gồm hoa cúc, dầu anh thảo buổi tối và dầu hạt cây lưu ly đã được ghi nhận như là những cách có thể để điều trị viêm da dị ứng. Tuy nhiên, không có bằng chứng kết luận rằng bất kỳ những liệu pháp thay thế có hiệu quả.
Nếu đang cân nhắc việc bổ sung chế độ ăn uống hoặc liệu pháp thay thế khác để điều trị viêm da dị ứng, tham khảo ý kiến bác sĩ, họ có thể giúp cân nhắc những thuận lợi và khó khăn của các liệu pháp cụ thể thay thế.

Hãy đi khám bác sĩ nếu
- Đang rất khó chịu, đang mất ngủ hoặc là phát điên từ thói quen hàng ngày.
- Tổn thương da nhiều.
- Nghi ngờ bị nhiễm.
- Đã thử các bước tự chăm sóc mà không thành công.
- Nếu nghi ngờ trẻ em có viêm da dị ứng hoặc nhận thấy những dấu hiệu và triệu chứng trên, hãy gặp bác sỹ.

Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Chữa trị dị ứng da mẩn ngứa


Dị ứng, mẩn ngứa khiến da mặt của bạn đỏ ửng, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bạn không tự tin trong giao tiếp, công việc.
Da mặt của bạn đang bị quấy rầy.
Vậy phải làm sao để đối phó với hiện tượng dị ứng xuất hiện ở da mặt?
Dưới đây là một số bí quyết được lấy từ các rau và lá cây sẽ chỉ dẫn bạn để từng bước phục hồi những tổn thương cho da mặt.


Rau hẹ chữa trị dị ứng mẩn ngứa da

 

Da bị dị ứng rồi mẩn ngứa dùng rua hẹ hơ trên lửa nóng rồi xoa lên chỗ mẩn ngứa, mỗi ngày làm 2 – 3 lần. Bên trong thì dùng rua hẹ thái nhỏ cho thêm 3 lần. Bên trong thì dùng rau hẹ thái nhỏ cho thêm một ít rượu trắng sắc lấy nước uống. Làm như vậy liên tục trong vài ngày sẽ khỏi.

Rau mùi tàu chữa dị ứng mẩn ngứa da

 

 Dùng rau mùi tàu còn nguyên cả rễ đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn sắc thật kỹ lấy nước uống trong ngày. Làm liên tục vài ngày sẽ khỏi.

Lá măng tây chữa dị ứng da

Dùng lá măng tây thái nhỏ nấu nước để tắm mỗi ngày. Tắm nước lá măng tây chỉ trong vài ba ngày sẽ khỏi được dị ứng da.


Rau thì là chữa dị ứng da
Có rất nhiều cách để chữa dị ứng da, trong đó chữa bằng rau thì là cũng là một cách làm đơn giản. Rau thì là đem rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ. Dùng thì là bôi lên chỗ da bị dị ứng. Làm ngày 3 lần, trong ba ngày sẽ khỏi.

Lá mướp chữa dị ứng da do nhiệt độc
Lá mướp tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ cho vào vải xô vắt lấy nước, bôi lên chỗ da bị dị ứng ngày 2 – 3 lần trong vài ngày sẽ khỏi.
Hoặc có thể dùng đậu đen ninh nhừ cho đường vào ăn cũng chữa được dị ứng da do nhiệt độc.

Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Cách đối phó với hiện tượng viêm da dị ứng tiếp xúc

Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia thì viêm da dị ứng chiếm khoảng 20% số bệnh viện đến khám tại phòng khám.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng, bệnh  có thể do hai yếu tố gây nên: di truyền và môi trường.
Khi phát hiện bị viêm da dị ứng, bạn cần lưu ý xem điều gì hữu ích hoặc điều gì không và cần phải tuân theo kế hoạch điều trị .

Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp dị ứng tiếp xúc là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, nó xuất hiện khi da của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với một chất kích thích thích hoặc chất gây dị ứng.
Tình trạng bệnh chỉ xảy đến ở một số ít người có cơ địa dị ứng, các dị nguyên gây bệnh sẽ phải thông qua phản ứng miễn dịch gây bệnh của cơ thể trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.
Quai dép có thể là thủ phạm gây viêm da dị ứng tiếp xúc

Triệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc

Các triệu chứng của tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thuộc kiểu dị ứng chậm – dị ứng thông qua tế bào trung gian. Đặc biệt tình trạng dị ứng này chưa hẳn đã xảy ra ngày lần đầu tiên khi tiếp xúc với dị nguyên, có thể những lần kế tiếp khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây tổn thương cho da.
Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sau một vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc ủ bệnh từ 4 -5 ngày và thường phát tác với tình trạng :
Triệu chứng tại chỗ :
-  Bị viêm, rỉ nước ở vùng da tiếp xúc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
-   Vùng da tiếp xúc nóng hơn các vùng da khác, có thể bị sưng, phù nề.
-   Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần có thể khiến da dày hơn bình thường do người do chà xát và gãi.
-  Các tổn thương cho da có thể là những vết mẩn đỏ.phát ban, mụn nước gây phồng rộp, khô da,…
Toàn thân lan rộng: ở một số trường hợp nặng, cơ thể phản ứng mạnh với dị nguyên các triệu chứng trên có thể lan rộng ra toàn thân, kèm theo các dấu hiệu của mề đay và các cơn hen phế quản với những người có thể tạng dị ứng trước đó.

Nguyên nhân dẫn tới viêm da dị ứng tiếp xúc

Để tìm được nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh thông thường sẽ phải làm xét nghiệm test áo dưới da, tuy nhiên việc này thường chỉ có thể tiến hành khi có cơ sở điều kiện để xét nghiệm chuyên khoa. Do đó, để xác định được thủ phạm gây bệnh, chúng ta có thể dựa vào :
-   Hình thái, cách sắp xếp và sự phân bố các tổn thương trên da.
-   Tiểu sử các nhân đã từng gặp phải các hiện tượng viêm da trước đó.
-    Nghề nghiệp, sở thích sử dụng các loại mỹ phẩm, quần áo,… hay môi trường sống.
Ước tính trong môi trường có khoảng 2.800 các loại hóa chất có khả năng gây nên phản ứng dị ứng tiếp xúc. Những số liệu thống kê cho thấy, tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thường xảy đến bởi các nguyên nhân chính sau :
-  Các loại chất tẩy rửa mạnh như: xà phòng, thuốc nhuộm,…
-   Các loại mỹ phẩm, đồ trang điểm.
-   Quần áo hoặc giày dép.
-    Cao su, kim loại hay các đồ trang sức
-    Cỏ dại và cây trồng như : cây sơn, lá han, củ ráy,..
-    Các loại thuốc kháng sinh, khử trùng,...
Đặc biệt, viêm da dị ứng tiếp xúc liên quan nhiều tới yếu tố nghề nghiệp, chiếm khoảng 7% các ca bệnh nghề nghiệp ở nước Mỹ.

Làm gì khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc ?

Để có thể điều trị bệnh thành công, trước hết người bệnh cần xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh để loại bỏ những ảnh hưởng của nó đồng thời tránh tiếp xúc trong những lần kế tiếp. Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh, cần lưu ý :
-  Tuyệt đối không gãi nên vùng da bị tổn thương, có thể sử dụng băng mát để bảo vệ vùng da bị bệnh, ban đêm khi ngủ bạn có thể đeo bao tay để hạn chế thấp nhất tổn thương có thể xảy tới.
Gãi ngứa có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn
-   Sử dụng quần áo cotton mịn, giảm thiểu những kích ứng có thể xảy tới.
-   Không nên sử dụng các loại xà phòng, hóa chất bởi có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
-  Không được tự ý sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh bởi có khả năng sẽ làm tổn thương da nghiêm trọng hơn.
-  Sử dụng kết hợp với siro Tiêu Ban Thủy để làm giảm những tổn thương của bệnh và phòng ngừa những dấu hiệu bệnh có thể xảy tới.
Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng viêm da tiếp xúc có thể xảy tới, bạn nên :
-  Rửa sạch da bằng nước khi tiếp xúc với bất kì hóa chất nào.
-   Đeo găng tay khi làm việc nhà hay tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa để giảm nguy cơ bị viêm da tiếp xúc dị ứng.
-  Quá trình lao động nên sử dụng quần áo bảo hộ, tránh để những tác nhân có hại tiếp xúc với da.
- Sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không mùi để giảm thiểu nguy cơ dị ứng.Tốt nhất khi bệnh nhân, các thành viên trong gia đình và bác sĩ kết hợp cùng nhau để tìm ra phương pháp điều trị nào hiệu quả.

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes