BREAKING NEWS
Showing posts with label Việc làm. Show all posts
Showing posts with label Việc làm. Show all posts

Tuesday, August 22, 2017

Chọn nghề phù hợp với đặc điểm tính cách

Mọi người đều có những tính cách khác nhau và chúng ảnh hưởng một phần đến sự lựa chọn ngành nghề của bạn đấy. Bạn là người có tính cách thế nào và công việc bạn đang làm hiện tại có phù hợp với tính cách của bạn hay không? Dù cho bạn là người như thế nào và tính cách của bạn ra sao thì vẫn sẽ có những công việc phù hợp với bạn.
Dù cho bạn là người như thế nào và tính cách của bạn ra sao thì vẫn sẽ có những công việc phù hợp với bạn
Dù cho bạn là người như thế nào và tính cách của bạn ra sao thì vẫn sẽ có những công việc phù hợp với bạn
Chúng ta cùng tìm hiểu qua về 4 mặt của tính cách: năng lượng, tư duy, giá trị và cuộc sống.
-Về mặt năng lượng: những người hướng ngoại thường thích làm việc theo nhóm và làm việc tại nơi đông đúc. Ngược lại, những người hướng nội lại thích làm việc độc lập trong môi trường yên tĩnh, hoặc làm việc theo nhóm nhỏ, ít người. Trong mặt tính cách này, 49% là người hướng nội và 51% là người có tính hướng ngoại.
-Về mặt tư duy: người thiên về cảm giác thường thích làm việc với những thứ cụ thể như con người, dữ liệu, máy móc. Ngược lại người thiên về trực giác thường thích làm việc với những thứ trừu tượng như lý thuyết, ý tưởng, khả năng. Mặt này chiếm 73% người thiên về cảm giác và 27% còn lại thiên về trực giác.
Xem thêm về chủ đề Web tuyển dụng việc làm
-Về mặt giá trị: những người thích suy nghĩ muốn làm việc vận dụng đến đầu óc và giúp họ tỏa sáng. Những người thích cảm nhận lại muốn làm những công việc phản ánh giá trị của họ và giúp đỡ người khác. Mặt này đa số là người thích cảm nhận, chiếm đến 60%.
-Về mặt cuộc sống: người đánh giá thích tổ chức và nơi làm việc có tổ chức trật tự, chiếm 54% trong khi người tiếp nhận lại thích sự linh hoạt và không mấy quan tâm đến những xáo trộn nhỏ, chiếm 46%.
Năng lượng, tư duy, giá trị và cuộc sống là 4 mặt tính cách của con người
Năng lượng, tư duy, giá trị và cuộc sống là 4 mặt tính cách của con người
Xem thêm về chủ đề Kinh nghiệm phỏng vấn tiếng anh

Một số công việc phù hợp với tính cách

-Bạn là người thích sáng tạo, thích thể hiện, độc đáo, khéo léo và có chính kiến: bạn phù hợp với một số ngành nghề như thiết kế sản phẩm đa phương tiện, thiết kế graphic, thiết kế sản phẩm thương mại và công nghiệp, viết nội dung, thông dịch viên.
-Bạn là người thích tổ chức, có khả năng làm đa nhiệm vụ, biết định hướng, biết lập kế hoạch và làm việc có hiệu quả thì một số ngành nghề phù hợp với bạn là quản trị hệ thống máy tính, quản lý hoạt động, quản lý hệ thống thông tin và máy tính, quản lý tài chính, phân tích nghiên cứu hoạt động.
– Bạn là người thích suy nghĩ, thích tìm tòi, biết phân tích và giải quyết vấn đề, bạn phù hợp với một số ngành nghề như phát triển phần mềm, phân tích nghiên cứu thị trường, phân tích hệ thống máy tính, kế toán và kiểm toán.
Lựa chọn công việc phù hợp với tính cách
Lựa chọn công việc phù hợp với tính cách
– Bạn là người thích đàm phán, tự tin, hướng ngoại, lạc quan và tham vọng thì những ngành như giám đốc Marketing, giám đốc kinh doanh, cố vấn tài chính cá nhân, chuyên gia quan hệ công chúng, quản lý dịch vụ truyền thông xã hội sẽ phù hợp với bạn.
-Bạn là người thích hành động, thích cuộc sống bên ngoài, nhanh nhẹn, thực tế, bạn nên chọn những công việc như phi công, giám sát công trình, quản trị hệ thống mạng và máy tính, thợ điện, phát triển web.
– Bạn là người thích giúp đỡ, thân thiện và hướng ngoại thì những công việc như tư vấn pháp lý, y tá, bác sĩ phẫu thuật, trợ lý bác sĩ, giám đốc nhân sự là những ngành nghề bạn nên chọn.
Xem thêm về chủ đề Đơn xin việc bằng tiếng anh
Trên đây là một số thông tin về tính cách và gợi ý những ngành nghề phù hợp với tính cách mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, bạn không cần quá cứng nhắc khi lựa chọn công việc, hãy chọn lựa ngành nghề thực sự phù hợp và mang lại niềm vui khi bạn làm việc nhé.
Còn nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về cho mình công việc mà bạn hằng mong ước.
Xem thêm các chủ đề khác

5 Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tại Ngân hàng

Ngân hàng đang là ngành nghề cực Hot và thu hút rất nhiều các bạn trẻ, chính vì vậy mà tỉ lệ cạnh tranh cũng cao hơn hẳn các ngành khác. Vậy thì nếu muốn nhận việc tại một ngân hàng nào đó thì bạn cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thật tốt để ghi điểm tối đa trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy cùng Recruitvn điểm qua 5 câu hỏi phổ biến mà bất kỳ buổi phỏng vấn nào của nhân viên ngân hàng cũng đều có để chuẩn bị tinh thần và kiến thức cho thật tốt.
Tuyển dụng ngành ngân hàng
1/ Bạn có sợ thất nghiệp khi ra trường không ?
Có 3 yếu tố để bạn vào làm trong một ngân hàng một cách dễ dàng :
+ Bạn là người giỏi : trong học tập cũng như trong giao tiếp… đi vào ngân hàng bằng chính khả năng của bạn.
+ Bạn có quen biết : đây là yếu tố khá phổ biến nhiều năm về trước ( đặt biệt đối với ngân hàng nhà nước ) sự ưu đãi dành cho các nhân viên lâu năm với phương châm con vua thì được làm vua.
+ Bạn là người giàu có : nghe thì có vẻ phi lí nhưng nó là yếu tố phổ biến hiện nay. Sức học bình thường, không có quen biết, không đẹp trai, hạn chế về chiều cao…không sao cả miễn là bạn có tiền. Thật vậy, ngân hàng hiện nay là một cuộc chơi huy động vốn. Nếu bạn có 300 triệu tiền kí gửi vào ngân hàng thì tôi nghĩ bạn sẽ dễ dàng hơn 2 yếu tố trên nhiều.
Nếu bạn không thuộc vào 3 yếu tố trên thì bạn đừng vội buồn! hãy nhớ rằng ai tìm thì sẽ gặp và bạn sẽ không bao giờ thất nghiệp nếu bạn có quyết tâm.

2/ Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng”.
Ngành ngân hàng đang thu hút rất nhiều ứng viên

3/ Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?” hoặc “Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Bạn cũng có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”.

4/ Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác.

5/ Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
Hãy cẩn thận khi trả lời các câu hỏi về lương
Đó là một số phổ biến mà các ứng cử viên vào ngân hàng thường gặp phải, còn nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về cho mình công việc mà bạn hằng mong ước.
Xem thêm các chủ đề khác

10 Lý do khiến bạn “rớt đài” khi đi phỏng vấn

Phỏng vấn là một phần quan trọng quyết định đến 99% kết quả xem bạn có được nhận việc hay không. Chính vì vậy mà bạn cần chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn. 
Hãy cùng Recruitvn tìm hiểu 10 lý do khiến bạn thất bại ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên để tránh mắc phải các sai lầm đáng tiếc này:
1/ Nói “à ừm” hay “thì là mà” quá nhiều. 100% các nhà tuyển dụng sẽ lưu ý nếu cuộc phỏng vấn của bạn bị lấp đầy bởi những từ như vậy. Tốt hơn hết là bạn nên tạm dừng để suy nghĩ và không nói bất cứ điều gì, vậy vẫn còn hơn là cứ ậm ừ.
2/ Hành động lúng túng: nếu thấy bạn bối rối, hãy dành chút thời gian và hít thở sâu, việc đó hoàn toàn chấp nhận được. Việc cứ lúng túng cố lấp đầy chỗ trống sẽ có hại hơn thôi.
Phạm phải sai lầm nhỏ cũng có thể khiến bạn thất vọng trong buổi phỏng vấn
3/ Đừng đổ lỗi cho các lý do bên ngoài: Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy coi đây là một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ sự linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Đừng đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài chỉ vì bạn đã một cuộc phỏng vấn không như ý muốn.
4/ Trang phục không phù hợp: Hãy tìm hiểu trước buổi phỏng vấn xem kiểu trang phục nào phù hợp với văn hóa công ty mà bạn ứng tuyển. Câu nói “dress for the job you want” (tạm dịch: mặc cho công việc bạn muốn) chẳng bao giờ sai đâu.
5/ Không hỏi người phỏng vấn bất cứ câu nào. Bạn nên đưa ra một câu hỏi mỗi khi ai đó đề nghị bạn có bất kỳ câu hỏi nào không. Ngay cả khi bạn cảm thấy như đã “cạn kiệt” câu hỏi, thì vẫn còn 2 câu hỏi dự phòng dưới đây bạn có thể dùng: “Tại sao anh/chị lại chọn công ty này?” và “Trong tương lai, anh/chị cảm thấy hào hứng điều gì nhất về công ty này?”
6/ Không mang theo hồ sơ (resume) của bạn. Hãy mang theo vài bản sao – ít nhất một bản cho mỗi người phỏng vấn bạn.
7/ Không đưa ra câu trả lời chi tiết. Bạn nên sẵn sàng cung cấp các câu chuyện và ví dụ cụ thể về những gì bạn đã từng làm.
Hãy hành động cẩn trọng để có thể được nahf tuyển dụng đánh giá cao
8/ Quan tâm đến tiền lương hơn mọi khía cạnh khác. Dĩ nhiên, lương là một phần quan trọng của công việc, nhưng bạn sẽ khó mà tạo được thiện cảm nếu như đó là điều duy nhất mà bạn tỏ ra quan tâm.
9/ Không thể hiện sự nhiệt tình đối với công ty hoặc vị trí tuyển dụng. Một thái độ nhiệt tình luôn được chú ý cao.
Bên cạnh đó, việc không biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hoặc không nhìn vào mắt người đối diện. Nếu như bạn tỏ ra là một người khó gần và cứng nhắc, liệu có ai muốn làm việc với bạn không?
10/ Văng tục: bạn không thể làm điều này dù cho văn hoá công ty cho phép, hay ngay cả khi người phỏng vấn bạn cũng đang làm điều đó. Hãy cực kỳ cẩn trọng về chuyện này cho đến khi bạn cảm thấy thật sự an toàn.
Hãy thân thiện với mọi người để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Đó là một số lý do khiến bạn không thành công trong buổi phỏng vấn của mình. Nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về cho mình công việc mà bạn hằng mong ước.
Xem thêm các chủ đề khác

Tuesday, August 15, 2017

Lưu ý những điều sau đây để không bị lừa khi đi xin việc

Một ai khi lên các trang web xin việc làm cũng mong muốn tìm cho mình một công việc ổn định, lương cao lại thoải mái. Hiểu được điều này một số người đã lợi dụng lòng tin của người tim việc để từ đó đưa ra nhiều chiêu trò thu hút những người  đang có nhu. Chỉ một vài thao tác nhỏ vào seach website tìm việc uy tín là xuất hiện đầy rẫy các công việc đã được giăng bẫy sẵn như  thu nhập cao, thời gian thoải mái, việc nhẹ … che mờ mắt người muốn tìm việc.
Thông tin thì quá hấp dẫn, dù có chuẩn bị hoặc tìm hiểu kĩ càng thế nào thì vẫn có nhiều người vẫn còn bị lừa. Vậy hãy tham khảo những Lưu ý những điều sau đây để không bị lừa thì đi xin việc để tránh được phần nào rủi ro vướng phải vấn đề này nhé!
Cảnh báo một số công việc hấp dẫn trên website tìm việc uy tín
  1. Lương hấp dẫn, thời gian làm việc linh động
 đó luôn là cái “bẫy” ngọt ngào khiến cho nhiều người đi tìm việc mắc phải. Chiêu trò của một số Trung tâm môi giới việc làm luôn đưa ra danh mục việc làm với khung thời gian làm không quá dài, không quá vất vả, ngược lại lương lại cao đến hấp dẫn, vì thế những người tìm việc sẽ thích thú đăng ký ngay, đặc biệt là những tờ rơi quảng cáo dán ở cột điện, bờ tường… Thông thường, các trung tâm này bán hồ sơ từ 50 ngàn – 100 ngàn đồng/bộ, kèm đặt cọc tiền, giữ giấy tờ tùy thân… Sau đó, viện lý do việc như trên quảng cáo đã hết, trung tâm giới thiệu việc khác, hoặc đưa ra những bài kiểm tra, người tìm việc không đáp ứng được nên rớt và mất tất cả số tiền đã đóng!
Phải sáng suốt trước những lời giới thiệu của nhà tuyển dụng
  1. Chú ý đến thái độ người tuyển dụng, nơi tuyển dụng
 Đa phần nếu các công ty tuyển dụng sẽ mời ứng viên về trụ sở chính của công ty và gặp người có thẩm quyền quyết định. Đối với những nơi lừa đảo, họ sẽ luôn có thái độ dè chừng, nếu bạn không được người khác giới thiệu, họ sẽ không tuyển dụng bạn. Nếu họ yêu cầu phải có người giới thiệu hoặc tỏ ra khó chịu nếu bạn hỏi những thông tin sâu về công ty, thắc mắc về địa điểm làm việc, nơi tuyển dụng… thì bạn hãy cẩn thận, rất có thể đó là một nhóm lừa đảo!
  1. Thông tin tuyển dụng không rõ ràng
Phải tìm hiểu thông tin rõ ràng tước khi nộp hồ sơ
 Những thông tin tuyển dụng chỉ chung chung một nội dung là tuyển nhân viên cho bộ phận nào, không yêu cầu trình độ, hoặc công việc nhàn hạ, mức lương cao thì chắc chắn chỉ là “mồi câu”. Mục đích của việc này là để cho tất cả người tìm việc đều thấy mình phù hợp và nộp đơn vào. Sau đó, tùy vào trình độ mà nộp phí đào tạo… Hãy tránh xa những nơi tuyển dụng như vậy, nếu không sẽ mất tiền oan!
  1. Yêu cầu thực hiện đúng cam kết
Rất nhiều trường hợp người tìm việc bị cơ sở giới thiệu đi phỏng vấn sai địa chỉ, hoặc sai với các thỏa thuận về điều kiện tuyển dụng, điều kiện làm việc, thu nhập… Nên nói rõ công việc cần làm, khả năng đáp ứng, lương đề nghị và yêu cầu nhân viên tư vấn kiểm tra lại tính xác thực của công việc, thực hiện đúng các cam kết do hai bên đưa ra.
  1. Hoàn phí giới thiệu việc làm
Đây là khâu rắc rối nhất và thường xảy ra tranh chấp giữa người tìm việc với cơ sở giới thiệu việc làm. Trong trường hợp phỏng vấn bất thành, nên yêu cầu người đại diện tuyển dụng ghi rõ vào mặt sau giấy giới thiệu lý do không được tuyển để làm cơ sở hoàn phí. Nếu sau một, hai lần giới thiệu bất thành, nên yêu cầu cơ sở giới thiệu việc làm hoàn phí.
Cẩn thận khi đi xin việc
  1. Hãy kiểm tra thông tin trên internet
Chỉ cần một vài thao tác nhỏ là gõ từ khóa lên google nơi đăng tuyển dụng, đọc thông tin trên những trang web tin cậy như các tờ báo uy tín. Nếu nơi bạn đang có ý định nộp hồ sơ xin việc vào những nơi có “dấu hiệu lừa đảo” tương tự như thông tin các tờ báo nêu thì bạn hãy cẩn thận. Nếu không chắc chắn, bạn hãy bỏ qua và tìm những cơ hội khác an toàn hơn!
Hãy tìm đến những đơn vị website tìm việc uy tín và đảm bảo với bạn việc tìm kiếm này không hề khó. Chỉ cần bạn là người sáng suốt một chút là không dễ gì bị mắc bẫy vào các chiêu trò lừa đảo trên các web xin việc làm phải không nào! Chúc bạn nhanh chóng tìm được công việc như ý nhé!
Xem thêm các chủ đề khác

5 Chú ý khi làm video CV thu hút nhà tuyển dụng

CV xin việc bằng video đang được ứng dụng rất nhiều hiện nay bởi CV dạng này sinh động hơn. Vậy làm cách nào để có một video CV thu hút được nhà tuyển dụng.

1. Trang phục chuyên nghiệp

Một trong những cách lấy điểm tốt nhất là cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn thể hiện qua trang phục bạn đang mặc.
video cv
Tùy vào công việc bạn muốn ứng tuyển để lựa chọn trang phục phù hợp
Bạn có thể lựa chọn trang phục phù hợp với công việc mình muốn tuyển dụng. Tùy vào ngành nghề, bạn có thể pha một chút cá tính của mình vào cách phối tranng phục. Không nhất thiết lúc nào cũng phải là vest, trang phục có thể không được chuyên nghiệp nhưng nhất định phải lịch sự vẫn được đánh giá cao.

2. Phông nền phù hợp

Bạn sẽ không muốn nhà tuyển dụng bị mất tập trung vào những thứ lộn xộn ở phía sau bạn. Tránh tình trạng lộn xộn của phông nền bằng cách quay phim với một màn treo phía sau.
video cv
Tránh tình trạng lộn xộn của phông nền bằng cách quay phim với một màn treo phía sau

3. Thiết kế phần intro ngắn thú vị

Giống với hồ sơ bằng giấy, bạn luôn muốn thu hút sự chú ý người xem ngay lập tức và sau đó nhanh chóng đưa ra lý do tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Chính vì vậy, để nhà tuyển dụng xem hết những phần sau, thì phần đầu của bạn phải thật ấn tượng.
Xem thêm về: Kinh nghiem phong van

4. Nội dung video

Bạn phải đưa vào video CV cả những thông tin của CV thông thường và một số câu hỏi thông thường khác. Bạn chỉ có từ 2 đến 3 phút, vậy nên hãy cố gắng tập trung vào việc nhấn mạnh và cất giữ những chi tiết cho cuộc phỏng vấn trực tiếp. Đừng quên cung cấp thông tin liên lạc của bạn ở phía cuối video CV để nhà tuyển dụng để họ có thể biết làm cách nào để giữ bạn lại.
Xem thêm về: Cách viết CV xin việc

5. Hợp tác với dịch vụ làm video chuyên nghiệp

Nếu bạn sử lý hậu trường cho video không tốt thì hãy nhờ đến dịch vụ làm video để tăng cơ hội video gây ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.
Nguồn: Recruitvn.com
Xem thêm các chủ đề khác

Làm sao để thăng tiến trong ngành ngân hàng


Ngân hàng là một trong những ngành hot nhất hiện nay không khó để các bạn bắt gặp các trang web đưa tin tuyển dụng nhân viên tài chính ngân hàng. Tốt nghiệp đúng chuyên ngành nhưng không phải ai cũng có cơ hội thăng tiến trong công việc. Ngành nào cũng vậy, đều có bí quyết riêng để tự mình phát triển. Bài viết sau đây hứa hẹn sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều trong quá trình thành công với nghề của mình.
Tận dụng các cơ hội bán cao hơn mức quy định
Tận dụng các cơ hội bán cao hơn mức quy định
Đa số các ngân hàng hiện nay đã dùng KPI để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên – đặc biệt là nhân viên “bán hàng”. Các cán bộ ngân hàng cho biết, thường mỗi quý, họ được “khoán” các chỉ tiêu như: huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, số lượng thẻ mở mới cho khách hàng… Nếu không đủ số lượng được giao có thể bị trừ lương, giảm thưởng thậm chí… hạ mức đánh giá xếp loại nhân viên cuối năm.
Giao dịch viên ngân hàng phải am hiểu nhu cầu khách hàng
Giao dịch viên ngân hàng phải am hiểu nhu cầu khách hàng
Vậy làm thế nào để giúp các giao dịch viên ngân hàng giải tỏa những áp lực về chỉ tiêu và cải thiện nguồn thu nhập của mình?
Việc đầu tiên, giao dịch viên ngân hàng phải am hiểu nhu cầu khách hàng, chủ động khơi gợi và luôn giới thiệu thêm sản phẩm dịch vụ khác… Đừng chờ cho đến khi khách hàng yêu cầu được đăng ký sử dụng.
Hai là, tận dụng các cơ hội bán cao hơn. Để tăng doanh số thì một trong những kỹ thuật trong bán hàng hiện đại rất cần được áp dụng thường xuyên đó là bán nhiều hơn kế hoạch mua ban đầu của khách hàng. Ví dụ, một phần đáng kể khách hàng gửi tiền thường giao dịch với hai hay nhiều ngân hàng (quan điểm ‘không bỏ trứng vào một giỏ’).
Tuyển dụng nhân viên ngân hàng không ngừng trau dồi chuyên môn
Tuyển dụng nhân viên ngân hàng không ngừng trau dồi chuyên môn
Một giao dịch viên có “nghề” sẽ chăm sóc, phục vụ và chinh phục khách hàng, khiến họ tất toán sổ từ nơi khác chuyển hết về giao dịch với ngân hàng mình. Như vậy, thay vì chỉ tập trung làm sổ vài trăm triệu, giao dịch viên đẳng cấp đó có thể khiến khách hàng gửi đến vài tỷ vì quá ấn tượng và hoàn toàn hài lòng hơn hẳn với các ngân hàng khác…
Mặt khác, khi tuyển dụng nhân viên tài chính ngân hàng, cần giao dịch viên ngân hàng phải chủ động không ngừng trau dồi chuyên môn, trang bị những kiến thức cần thiết cần thiết cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức pháp luật, doanh nghiệp và dân sự… để có thể nhận thức rõ ràng, đầy đủ về rủi ro tác nghiệp. Bên cạnh đó, họ phải hường xuyên tham gia các hội thảo, các khoá đào tạo nghiệp vụ và các khoá nhận diện và phòng ngừa rủi ro. Quan trọng nhất là cần phải biết nói không với sự cả nể với sếp, rút kinh nghiệm từ các vụ án liên quan đến hệ thống ngân hàng đã xảy ra trước đây.
 Ngành ngân hàng cần rất kỹ năng xây dựng hình ảnh văn hóa
Ngành ngân hàng cần rất kỹ năng xây dựng hình ảnh văn hóa
Ngoài ra, giao dịch viên phải luôn nâng cao các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trực diện và qua điện thoại; chăm sóc khách hàng và xử lý khiếu nại của khách; kỹ năng bán hàng và bán chéo; kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork); kỹ năng xây dựng hình ảnh văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng…
Chỉ đơn giản là sự vui vẻ nhiệt tình chu đáo và thật thà, mỗi một giao dịch viên cũng sẽ tạo cho mình một thương hiệu cá nhân thu hút lượng khách hàng quen thuộc đến ngân hàng, mong 1 người tới vạn lần còn hơn là vạn người chỉ tới 1 lần! Các nhà tuyển dụng nhân viên ngân hàng rất cần những người như vậy, các bạn nên lưu lại nhé!
Với bài chia sẻ trên đây hi vọng các bạn làm ngành ngân hàng có thể thăng tiến hết trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm các chủ đề khác

Làm sao để hòa hợp ở công ty?


Mỗi người có một màu sắc riêng, một tính cách riêng. Vì vậy, để hòa hợp với tất cả mọi người trong cuộc sống thì rất khó, đặc biệt là trong công việc. Vậy làm thế nào để hòa hợp với mọi người trong công ty? Dưới đây là một số điều giúp bạn hòa hợp hơn với người khác.
Xem thêm về: Cách viết cv xin việc
  1. Tránh những chủ đề dễ dẫn đến xung đột
Mặc dù bạn luô muốn trông như người thân thiện và ấm áp, nhưng bạn không nên thảo luận về một vài chủ đề cụ thể nếu bạn muốn tránh hình thành xung đột tại nơi công sở.
Tránh những chủ đề dễ dẫn đến xung đột
Ví dụ, bàn luận về tôn giáo và chính trị thường không phù hợp tại nơi làm việc, và sẽ gây căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói về chuyện đời tư như sức khỏe, tình dục, vấn đề trong mối quan hệ cá nhân, hoặc tài chính, và cũng đừng hỏi han đồng nghiệp về chúng.
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với câu hỏi có tính tò mò hoặc xâm phạm đến cuộc sống cá nhân của bạn, hoặc nếu chủ đề có thể gây tranh cãi, bạn nên cố hết sức để thay đổi chủ đề. Nếu thất bại, bạn có thể ngừng thảo luận về chúng một cách kiên quyết nhưng lịch sự hoặc khéo léo rời khỏi cuộc tranh luận. Thông thường, nói theo kiểu “Tôi thật sự không muốn bàn về vấn đề đó tại công sở” là đủ. Nếu bạn không thích trình bày một cách quá thẳng thừng, bạn có thể nói “Ồ! Tôi vừa nhớ ra mình có việc phải làm” và sau đó là xin cáo lui khỏi cuộc đối thoại.
  1. Trò chuyện giải lao trong giờ nghỉ
Trò chuyện xã giao giúp bạn và đồng nghiệp gần nhau hơn. Để có cuộc xã giao vui vẻ, bạn cần hiểu rõ về đồng nghiệp của mình để lựa chọn chủ đề phù hợp.
Trò chuyện xã giao giúp bạn và đồng nghiệp gần nhau hơn
Tuy nhiên, xã giao quá mức trong giờ làm sẽ khiến sếp của bạn nghĩ rằng bạn không nghiêm túc làm việc, và khuyến khích đồng nghiệp có tính nhiều chuyện tiêu tốn thời gian của bạn.
Nếu đồng nghiệp cố gắng tán gẫu với bạn trong khi bạn đang bận rộn, bạn nên đề nghị trì hoãn cuộc trò chuyện cho đến giờ ăn trưa. Bạn cần phải cố gắng ngoại giao để họ không cảm thấy như bị từ chối.
Bạn cần phải cố gắng ngoại giao để họ không cảm thấy như bị từ chối
Ví dụ, bạn có thể nói một điều gì đó như: “Tôi hoàn toàn đồng ý. Tôi đang rất bận, nhưng tôi muốn nói chuyện nhiều hơn với bạn trong giờ ăn trưa. Bạn muốn gặp nhau vào lúc đó không?”.
Xem thêm về: Kỹ năng phỏng vấn
  1. Không nói xấu người khác hay ngồi lê đôi mách
Ngồi lê đôi mách và than phiền về mọi người trong công ty thường dẫn đến sự hình thành của một số hình thức thù địch giữa đồng nghiệp và cấp trên.
Không nên ngồi lê đôi mách và than phiền về mọi người trong công ty
Cách tốt nhất là bạn nên giữ im lặng hoặc quay mặt bước đi khi đồng nghiệp của bạn đang nói xấu người khác, nhưng nếu bạn không thể thực hiện điều này, bạn nên cố gắng nhìn nhận lời nói của họ theo hướng tích cực hơn. Ví dụ, nếu họ nói rằng: “Bạn có biết chuyện Châu được thăng chức chứ không phải Kiên chưa?”, bạn có thể đáp lại theo kiểu “Chắc năm nay Châu đã cố gắng lắm để được thăng chức. Cô ấy rất xứng đáng!”.
Cần nhớ rằng người thích nói xấu người khác hoặc nói xấu sếp cũng sẽ nói xấu sau lưng bạn. Bạn nên cố gắng không cho loại người này biết thông tin chi tiết về cuộc sống của bạn, thông tin mà bạn không muốn truyền bá nó quanh văn phòng.
  1. Lắng nghe người khác nói
Bạn sẽ không chỉ tìm hiểu thêm về đồng nghiệp của mình, mà bạn cũng sẽ không phải nói ra điều không phù hợp.
Giữ im lặng sẽ giúp bạn tránh được sự kỳ thị trong việc tán gẫu trong văn phòng, hoặc tệ hơn là bị xem như kẻ hay ngồi lê đôi mách.
Hãy lắng nghe nhiều hơn nói
Uốn lưỡi trước khi nói nếu bạn có xu hướng nói mà không suy nghĩ, mỉa mai, hoặc đùa cợt, vì chúng có thể khiến bạn trông như một kẻ thô lỗ trước mặt người không trân trọng óc hài hước của bạn.
  1. Có trách nhiệm với công việc
Nếu bạn cố gắng hết sức để hoàn thành công việc, cấp trên sẽ nhận thấy sự cống hiến của bạn và hiểu rõ bạn không phải là người gây nên bất kỳ mâu thuẫn nào tại công ty.
Biến bản thân trở thành người cần thiết bằng cách thực hiện công việc đặc biệt trong nhiệm vụ của mình. Phương pháp này sẽ giúp bạn luôn bận rộn và tránh gây xung đột với người đồng nghiệp rắc rối.
Biến bản thân trở thành người cần thiết bằng cách thực hiện công việc đặc biệt trong nhiệm vụ của mình
Giúp đỡ đồng nghiệp. Nếu bạn giúp họ hoàn thành mục tiêu bằng cách giảm thiểu căng thẳng cho họ, họ sẽ xem bạn như đồng minh. Điều này không có nghĩa là bạn phải làm thay công việc của họ. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng bạn có thể giúp đỡ họ trong một lĩnh vực nào đó mà họ cần và bạn có thời gian rảnh rỗi, bạn nên cân nhắc hỗ trợ họ.
  1. Bày tỏ sự tôn trọng với cấp trên ngay cả khi họ thiên vị với người khác
Đôi khi, người có xích mích nhiều nhất với bạn lại là sếp của bạn.
Không nên cho phép thái độ tiêu cực hoặc yêu cầu nặng nề của quản lý viên khiến bạn buồn bã. Nếu bạn muốn hình thành mối quan hệ đồng nghiệp vui vẻ, bạn cần phải hiểu rằng con người có những cách cư xử cụ thể cho lý do riêng của họ, và bạn không thể làm được gì. Bạn nên trở thành người tốt hơn thông qua việc đáp lại hành vi tiêu cực bằng sự tôn trọng và lịch sự.

Tôn trọng cấp trên, không buồn bã khi quản lý có thái độ tiêu cực hay yêu cầu nặng nề
Nếu hành động tiêu cực của cấp trên vượt qua giới hạn cho phép – nếu họ quấy rối, phân biệt đối xử, hoặc nhắm vào bạn một cách không hợp pháp – bạn có thể đến văn phòng nhân sự để tìm kiếm cách có thể giúp bạn ngăn ngừa chúng. Đối với công ty nhỏ không có phòng nhân sự, nguồn trông cậy tiếp theo của bạn sẽ là thuê luật sư.
Trên đây là nhưng điều giúp bạn dễ hòa hợp hơn với người khác. Tuy nhiên, bạn đừng hiểu nhầm rằng bạn đang phải lấy lòng tất cả mọi người. Đây không phải nịnh nọt, nhịn nhục hay nhún nhường gì hết. Những điều này là giúp bạn và đồng nghiệp hiểu nhau hơn, hòa hợp hơn mà thôi. Chúc bạn thành công!
Còn nếu bạn cần tìm một cơ hội cộng tác với những nhà tuyển dụng hàng đầu – uy tín nhất tại Việt Nam thì đừng ngần ngại mà truy cập ngay Recruitvn.com để đem về cho mình công việc mà bạn hằng mong ước.
Xem thêm các chủ đề khác
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes