BREAKING NEWS
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts

Tuesday, July 12, 2016

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BÉ CHẬM TĂNG CÂN

Hầu hết trẻ em có tốc độ phát triển trong những năm đầu tiên của mình nhanh hơn so với thời gian sau này. Tuy nhiên, một số trẻ lại không đạt được mức cân dự kiến. Nếu con của bạn không tăng cân hoặc bé chậm tăng cân, cần tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời cho bé!
Thay đổi bình thường
Có nhiều yếu tố có thể khiến trẻ tăng cân với tốc độ chậm hơn. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể tăng cân chậm hơn so với những trẻ bú bình trong những tháng đầu của bé, và với một số trẻ em gen là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân với tốc độ chậm hơn so với bạn cùng tuổi của bé. Đưa bé đến bác sĩ để khám thường xuyên có thể giúp bạn theo dõi tiến độ tăng cân của bé cũng như tạo điều kiện cho kiểm tra xem con của bạn có mức cân đúng với tuổi của mình hay không.
Kiểm tra cân nặng thường xuyên để có thể theo dõi kịp thời tình hình tăng trưởng của bé
Khi nào cần chú ý
Con của bạn có thể đã bị mất một số cân nặng nếu bé bị bệnh, hay tăng trưởng của bé có thể bị chậm lại so với  mô hình tăng trưởng bình thường đối với các bé ở độ tuổi của mình. Trong trường hợp cân nặng của bé dừng tăng trưởng hoặc tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với biểu đồ tăng trưởng trong độ tuổi, hãy tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được tư vấn.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Nếu con của bạn không tăng cân ở mức dự kiến, bác sĩ sẽ hỏi về chế độ ăn uống của trẻ, mức độ hoạt động của bé, thực hiện một bài kiểm tra sức khỏe và một số kiểm tra bổ sung như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu... Ngoài ra có thể có những câu hỏi về những vấn đề trong gia đình liên quan đến việc ăn uống của trẻ, những căng thẳng và rắc rối khi cho bé ăn trước khi có thể đưa ra một chẩn đoán đúng.
Nguyên nhân
Có thể mất nhiều thời gian để tìm ra nguyên nhân cũng như có biện pháp giúp bé tăng cân. Một đứa trẻ không được phát triển với một tốc độ bình thường nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống không đúng cách, do cơ thể bé không hấp thụ hoặc cung cấp không đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Nguyên nhân của việc ăn uống không đúng cách hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của bé. Một đứa trẻ có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mình vì chế độ ăn uống ít chất béo, thiếu rau củ hoặc chỉ được cho ăn nước hầm không ăn cả xác... Mặt khác, bé có thể không được ăn đủ bởi vì bé đang bị phân tâm khi bé đang ăn hoặc cha mẹ có thể không có khả năng cung cấp đủ dinh dưỡng để giúp bé tăng cân.
Trong một số trường hợp, các vấn đề y tế như  bệnh xơ nang, bệnh loét dạ dày, tiêu chảy mãn tính, hở môi hoặc vòm miệng, rối loạn hô hấp, trào ngược axit, ký sinh trùng hoặc rối loạn trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chậm tăng cân của bé.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé chậm tăng cân
Điều trị
Việc điều trị cho con của bạn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản được xác định từ bác sĩ. Việc điều trị có thể bao gồm thuốc nếu bé bị các bệnh về tiêu hóa, cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho bữa ăn của bé với sự giúp đỡ của chuyên gia dinh dưỡng, hoặc giảm bớt căng thẳng trong bữa ăn, tạo bầu không khí thoải mái từ gia đình để giúp bé ăn uống tốt hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ TĂNG CÂN

Có rất nhiều lý do mà trẻ có thể bị thiếu cân hoặc trẻ chậm tăng cân. Có nhiều cách mà cha mẹ có thể làm để giúp trẻ tăng cân. Dưới đây là một số lời khuyên.
Quan điểm sai lầm
Không phải những trẻ nhỏ bé đều thiếu cân. Các tiêu chuẩn để xác định trẻ là nhẹ cân khi chỉ số trọng lượng cơ thể của trẻ thấp hơn 5% so với  mức trung bình tiêu chuẩn của trẻ trong cùng độ tuổi và giới tính, nhưng nó cũng chỉ mang tính tương đối. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng, bởi vì nhiều khi chỉ số cân nặng đó lại tốt cho trẻ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ luôn là một lựa chọn tốt
Hiệu ứng
Một số trẻ thiếu cân có thể được chẩn đoán kém phát triển. Tuy nhiên một đứa trẻ thiếu cân cũng có thể đang bị suy dinh dưỡng, tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Một số nguyên nhân
Trẻ có thể bị thiếu cân do ăn vội, thiếu ăn, thiếu sắt, hoặc một chế độ ăn quá ít chất béo. (Đối với trẻ dưới 2 tuổi, một chế độ ăn giàu chất béo rất quan trọng cho sự phát triển chung ở trẻ đặc biệt là não bộ). Uống quá nhiều nước trước bữa ăn có thể làm giảm sự thèm ăn của trẻ. Trẻ mắc bệnh cũng có thể là một nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cân.
Chất béo lành mạnh rất tốt cho não bộ
Giải pháp
Điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm tăng lượng calo ở trẻ.
Lời khuyên về chế độ ăn uống
Cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và chứa nhiều calo như bơ đậu, mì ống và phô mai. Thường xuyên ăn các đồ ăn tốt cho sức khỏe, sữa và các thực phẩm từ sữa luôn là một lựa chọn tốt, vì chúng có đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu (bột đương, đạm, béo, vi khoáng)   (xem thêm sữa nào giúp bé tăng cân). Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cha mẹ có nhu cầu cho trẻ uống bổ sung các loại vitamin. 
Thực phẩm từ sữa luôn là một lựa chọn tốt nhất

THỰC PHẨM ĐỐI VỚI TRẺ MUỐN TĂNG CÂN

Đối với mức tăng trưởng bình thường
Trẻ thường phát triển ở một tốc độ xấp xỉ 30 gram mỗi ngày từ sơ sinh đến 3 tháng, sau đó chỉ tăng 20 gram/ngày khi trẻ 3-6 tháng, và từ giai đoạn 6-12 tháng trẻ chỉ có thể đạt được 15 gram một ngày. Trẻ càng lớn thì sự phát triển càng chậm. Ví dụ, trẻ từ 1-3 tuổi chỉ phát triển khoảng 7.5 gram/ngày. Nếu chỉ số trọng lượng cơ thể của trẻ thấp hơn 5% so với  mức trung bình tiêu chuẩn của trẻ trong cùng độ tuổi và giới tính bạn nên gặp bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn. Có nhiều lý do khác nhau cho sự kém tăng trưởng ở trẻ hoặc trẻ chậm tăng cân, bao gồm di truyền, dinh dưỡng và các vấn đề y tế.
Càng lớn trẻ càng tăng trưởng chậm
Các bài đánh giá
Trong việc đánh giá, các bác sĩ sẽ yêu cầu được biết về chế độ ăn uống của trẻ về các loại thực phẩm mà trẻ dùng, trong đó có nước. Ngoài ra, bác sĩ sẽ muốn biết về việc trẻ có các triệu chứng bệnh như tiêu chảy, sốt hoặc nôn mửa hay không. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để đánh giá về tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu không có triệu chứng bệnh nào được phát hiện, họ sẽ theo dõi cân nặng của trẻ trong 1 vài tháng tới. Trong trường hợp nặng, có thể giới thiệu trẻ đến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên khoa khác.
Thói quen ăn uống
Để trẻ ăn nhiều hơn, cha mẹ nên giúp trẻ có một bữa ăn vui vẻ, tạo sự thích thú khi đến bữa ở trẻ, động viên khi trẻ ăn. Cha mẹ có thể cho phép trẻ cầm thức ăn bằng tay để giúp trẻ ăn nhiều hơn. Trẻ luôn được ăn 3 bữa chính hàng ngày với 2-3 bữa phụ đi kèm. Thức uống nên cho trẻ dùng sau bữa ăn, đặc biệt nước trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho trẻ tuy nhiên không nên dùng quá nhiều. Không nên ép buộc trẻ ăn, nó có thể tạo tiền đề xấu cho trẻ khi đến bữa. Hạn chế cho trẻ dùng các loại nước ngọt có ga, thay vào đó hãy cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa tươi, sữa công thức phù hợp.
Hãy tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, ép trẻ ăn có thể tạo cảm giác tiêu cực
Một số gợi ý khác
Đối với những đứa trẻ lớn, cha mẹ có thể thay thế việc sử dụng hoàn toàn sữa nguyên chất, bằng cách dùng sữa tách kem. Cho trẻ ăn sáng với các sản phẩm từ sữa hoặc  pha trộn với sữa như ngũ cốc, ngoài ra có thể dùng thêm bơ đậu phộng hoặc pho mát. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ dùng các loại nước trái cây để trẻ có thêm nhiều calo thay vì chỉ dùng nước. Hoặc có thể cho trẻ ăn các loại thịt và bánh mì với bơ hoặc nước sốt nếu trẻ đủ răng nhai. ( Xem thêm sữa nào giúp bé tăng cân )
Hãy cho trẻ dùng thêm nước trái cây ngoài nước

7 BƯỚC ĐỂ GIÚP TRẺ TĂNG CÂN

Làm thế nào để giúp trẻ tăng cân? Nếu trẻ đang thiếu cân hoặc trẻ chậm tăng cân, cha mẹ có thể làm theo 7 bước dưới đây để giúp trẻ tăng cân và luôn khỏe mạnh.
Các bước để giúp trẻ tăng cân.
Bước 1: Thêm protein và chất béo lành mạnh vào thức ăn của trẻ. Thịt cá nạc, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, sữa nguyên chất và trái bơ đều là những thực phẩm bổ sung nhiều calo vào chế độ ăn uống của trẻ.
Chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe.
Bước 2: Cung cấp một loạt các thức ăn nhẹ. Ăn thường xuyên bơ đậu phộng, bánh quy, phô mai và cookie sẽ giúp trẻ tăng cân, bởi vì chúng có hàm lượng calo cao.
Bước 3: Hạn chế đồ uống trong bữa ăn, vì nó có thể khiến trẻ đầy bụng nếu trẻ uống quá nhiều.
Dùng nước trong bữa ăn có thể khiến trẻ đầy bụng
Bước 4: Hãy đến gặp bác sĩ nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào. Các bác sĩ có thể chữa trị bệnh dị ứng và loại trừ bất kỳ bệnh nào có thể ngăn trẻ khỏi việc chậm tăng cân.
Bước 5: Lưu trữ thực đơn của trẻ, với thực đơn phải đáp ứng được về mặt dinh dưỡng. Theo dõi lượng thức ăn trẻ dùng trong một hoặc hai tuần để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, cha mẹ có thể xem trẻ có thực sự ăn đủ hay không, nếu trẻ ăn uống đầy đủ mà vẫn không tăng cân có thể có những nguyên nhân khác.
Bước 6: Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể. Tập cho trẻ sự dẻo dai và thể lực như tập chạy, đá banh, yoga....
Cho trẻ vận động cơ thể cũng là phương pháp giúp trẻ tăng cân
Bước 7: Kiên trì. Hãy kiên trì trong việc giúp trẻ tăng cân để tìm ra đâu là nguyên nhân thật sự khiến bé chậm tăng cân.

TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN – NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP

Tăng trưởng chậm về chiều cao hoặc cân nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi rất hay gặp và là nỗi lo cho các bậc cha mẹ.  
Những cân nhắc
Trẻ nên có sự kiểm tra đều đặn với các bác sĩ chuyên khoa. Nên theo dõi chiều cao cân nặng hàng tháng để đánh giá và can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân
Một số trẻ tăng trưởng chậm hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi nhưng có thể trẻ  đang tăng trưởng với tốc độ bình thường nếu đường biểu diễn nằm trong vùng an toàn.
Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp bố mẹ nhỏ con nhưng bé vẫn cao lớn nếu có một chế độ chăm sóc tốt. 
Di truyền cũng là một nguyên nhân tác động đến sự tăng trưởng ở trẻ

Tốc độ tăng trưởng chậm về chiều cao có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
  • Bệnh mãn tính
  • Rối loạn nội tiết
  • Sức khỏe tinh thần
  • Bệnh lây nhiễm
  • Thiếu hụt trong dinh dưỡng
Nhiều trẻ có chiều cao tăng trưởng chậm cũng có thể có sự phát triển cơ thể chậm.
Chăm sóc tại nhà
Nếu trẻ chậm tăng cân là do thiếu calo, hãy thử tăng lượng thức ăn cung cấp cho trẻ. Hãy cho trẻ dùng các loại thực phẩm dinh dưỡng, nhiều calo.
Những thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ

Việc quan trọng là phải thực hiện chính xác các hướng dẫn. Ví dụ: Không được pha loãng những loại sữa bột được ghi “dùng được ngay”. (xem thêm sữa nào giúp bé tăng cân)
Liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa
Liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa nếu cha mẹ đang quan tâm về sự tăng trưởng của trẻ. Sự đánh giá về mặt y tế là quan trọng nếu cha mẹ nghĩ trẻ đang chậm phát triển hoặc các vấn đề về tình cảm có thể đang góp phần vào sự tăng trưởng chậm ở trẻ.
Nếu trẻ không phát triển do thiếu hụt về calo, các bác sĩ có thể giới thiệu cha mẹ đến một chuyên gia dinh dưỡng, người có thể giúp các bậc cha mẹ lựa chọn đúng loại thực phẩm cần cho trẻ.
Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất cho trẻ

Một số vấn đề cha mẹ có thể gặp khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Các bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ về mặt chiều cao, cân nặng và vòng đầu. Cha mẹ hoặc người chăm sóc sẽ được hỏi các câu hỏi về tình trạng y tế của trẻ, bao gồm:
Trẻ có luôn đứng ở vị trí thấp trong biểu đồ tăng trưởng ở từng độ tuổi?
Trẻ bắt đầu tăng trưởng bình thường khi nào, bắt đầu chậm khi nào?
Trẻ có phát triển bình thường về mặt xã hội và thể chất?
Trẻ có ăn uống bình thường hay không? Trẻ ăn những loại thực phẩm nào?
Lịch ăn của trẻ hàng ngày?
Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa bột?
Trong giai đoạn trẻ dùng sữa mẹ, mẹ có sử dụng loại thuốc nào hay không?
Nếu trẻ dùng sữa bột, trẻ uống các loại sữa nào?
Trẻ đã từng dùng loại thuốc nào?
Chiều cao và cân nặng của cha mẹ?
Sự xuất hiện một số triệu chứng khác?
Các chuyên gia cũng có thể đặt câu hỏi về thói quen nuôi dạy và giao tiếp xã hội của trẻ.
Các xét nghiệm có thể bao gồm:
  • Các xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm phân và nước tiểu.
  • Chụp X-quang để xác định tuổi xương và có thể tìm kiếm sự biến dạng của xương…

Monday, July 11, 2016

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CÂN CHO BÉ TỪ 2-5 TUỔI

Hai đến năm tuổi có thể là nhỏ, nhưng không có nghĩa là trẻ không cần nhiều năng lượng để phát triển. Nếu trẻ thiếu cân hoặc trẻ chậm tăng cân, thì rất cần tăng năng lượng từ chế độ ăn uống khoa học và cân bằng.
Nếu cha mẹ lo ngại rằng trẻ thiếu cân hay không phát triển bình thường, hãy đưa trẻ tới các bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng nhé. Có rất nhiều lý do có thể làm trẻ thiếu cân, nếu có vấn đề với chế độ ăn uống của trẻ, các bác sĩ chuyên khoa có thể cung cấp lời khuyên giúp trẻ tăng cân một cách khoa học.
Những gì trẻ cần
Trẻ rất cần năng lượng và chất dinh dưỡng đến từ một chế độ ăn uống đa dạng và khoa học.
Trẻ có dạ dày nhỏ vì vậy nên trẻ không thể nhận đủ năng lượng từ ba bữa ăn chính trong một ngày, mà còn cần thêm một số bữa phụ với sữa và các món ăn nhẹ khác.
Nếu trẻ thiếu cân hoặc bé chậm tăng cân, cần nhiều năng lượng hơn trong khẩu phần, tuy nhiên tính đa dạng và giàu dinh dưỡng phải được quan tâm. Không nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm chứa nhiều calo nhưng nghèo dinh dưỡng như kẹo, sô cô la, bánh ngọt, đồ uống có đường,… vì có thể mang lại tác dụng ngược, làm trẻ no ngang, chán ăn và thiếu dưỡng chất.
Thực đơn với sự đa dạng của các loại thực phẩm sẽ giúp trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng. Từ hai tuổi, hãy cho trẻ:
  • Ít nhất 1/4 lượng thực phẩm đưa vào cơ thể mỗi ngày là các loại trái cây và rau quả.
  • Các bữa ăn có cơm (hoặc cháo, bún, phở, nui các loại tinh bột khác). Nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Sử dụng sữa giúp trẻ tăng cân phù hợp hoặc các sản phẩm thay thế sữa (như phô mai, sữa đậu nành và sữa chua).
  • Sử dụng các loại đậu, hạt, cá, trứng, thịt và các loại protein khác. Trẻ nên dùng ít nhất 2 bữa cá trong 1 tuần, cá hồi hoặc cá thu là một sự lựa chọn tuyệt vời.
  • Dùng đủ lượng chất béo trong chế biến thức ăn
  • Uống đủ sữa và nước (nước lọc, nước hoa quả tươi..), nên dùng từ 6-8 ly một ngày.
http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2014/06/update/Food_Differring_meal_Fruit_and_vegetable_mix_031313_-6e37e.jpg
Rau, quả, trái cây nên chiếm phần lớn lượng thực phẩm mà trẻ dùng hàng ngày.

Trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi, cần tập trung lượng calo được cung cấp bởi chất béo. Ngoài ra còn có một số loại vitamin chỉ được tìm thấy trong chất béo. Đây là lý do tại sao các loại thực phẩm như sữa nguyên chất, sữa chua, phô mai và dầu cá là rất quan trọng.
Khi trẻ được 2 tuổi, cha mẹ có thể dần dần sử dụng các sản phẩm sữa có chất béo thấp hơn và cắt giảm chất béo trong thực phẩm khác để đến khi trẻ được 5 tuổi, trẻ có một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, ít chất béo giống như người lớn.
Đừng để trẻ nhâm nhi đồ uống có đường và ăn các thực phẩm có đường thường xuyên. Ngoài những bất lợi về dinh dưỡng, nếu không vệ sinh kĩ những thực phẩm này sẽ là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ.
Thức uống trong bữa ăn của trẻ
Sữa bò nguyên chất – thức uống dinh dưỡng cho trẻ.
Nước hoặc sữa bò là thức uống tốt nhất cho trẻ sau 12 tháng tuổi. Trẻ có thể chuyển từ việc sử dụng toàn bộ sữa nguyên chất sang sữa tách kem một phần khi trẻ hai tuổi, với điều kiện trẻ đang có một chế độ ăn uống đa dạng và phát triển tốt.
Nếu trẻ thiếu cân, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị trẻ sử dụng các loại sữa nguyên chất, sữa công thức giàu dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh. ( xem thêm sữa nào giúp bé tăng cân )
Các loại nước ép trái cây là một nguồn cung cấp vitamin C. Khi trẻ được sáu tháng có thể sử dụng nước trái cây tươi như nước cam, dưa hấu… (không nên cho thêm đường).
Chế độ ăn uống của trẻ
Điều quan trọng cần nhớ là, chế độ ăn uống lành mạnh cho một đứa trẻ không giống như đối với một người lớn. Trẻ nhỏ cần tập trung lượng bổ sung chất béo trong chế độ ăn uống của mình. Nên cung cấp cho trẻ các thực phẩm lành mạnh, nhiều năng lượng như dầu cá, sữa, sữa chua và pho mát. Hạn chế chất béo bão hòa có trong hamberger, xúc xích, bánh quy và các loại bánh ngọt.
Trẻ em có thể uống sữa bò nguyên chất sau 1 tuổi và sữa bò tách kem khi trẻ được 2 tuổi. Nhưng nếu trẻ thiếu cân cha mẹ có thể tiếp tục cho trẻ dùng sữa bò nguyên chất sau 2 tuổi hoặc sữa công thức giàu dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh
Tăng lượng calo ở trẻ.
Có một vài việc cha mẹ có thể làm để  giúp tăng lượng calo ở trẻ cho đến khi trẻ đạt được một trọng lượng khỏe mạnh, cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Dùng khoa tây nghiền với sữa hoặc phô mát.
  • Làm bánh flan.
  • Làm súp với sữa thay vì nước
  • Sử dụng các loại thực phẩm nhiều năng lượng như chuối và bơ trong bữa ăn hoặc dùng thức ăn nhẹ giữa các bữa ăn
  • Thêm dầu/mỡ trong chế biến thức ăn cho trẻ
Trẻ không dung nạp thức ăn.
Nếu cha mẹ nghĩ rằng trẻ không dung nạp với một loại thực phẩm nào đó hoặc bị dị ứng, thì hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng ở trẻ. Họ có thể giúp trẻ nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn để trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh.
Trẻ có thể học hỏi thái độ đối với thực phẩm từ những người lớn xung quanh. Cách tốt nhất để thiết lập cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh là để cho trẻ thấy một chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày.
Hãy dành thời gian cho bữa ăn gia đình. Hãy biến bữa ăn thành một điều thú vị và hạnh phúc trong ngày. Đừng kết hợp việc ăn với phần thưởng, nó có thể tạo thành thói quen xấu ở trẻ. Trẻ có thể sẽ không chịu ăn nếu cha mẹ không đáp ứng nhu cầu của trẻ mặc dù chúng đói.
Làm đa dạng bữa ăn với các món ăn mới và thay đổi cách chế biến với các món ăn cũ . Nếu trẻ là một người kén ăn, hãy giới thiệu món ăn mới một cách từ từ từng phần nhỏ. Tặng trẻ nhiều lời khen ngợi khi trẻ ăn một loại thức ăn mới. Hãy kiên nhẫn, trẻ không thể dễ dàng thích một món ăn mới ngay được.
Đừng ép trẻ ăn tất cả mọi thứ trên đĩa của trẻ hay chỉ trích vì trẻ không ăn nhiều như mình muốn. Đừng biến bữa ăn trở thành điều khiếp sợ mỗi khi trẻ nghĩ đến.
Vitamin cho trẻ em.
Bộ Y tế khuyến cáo rằng tất cả trẻ em trong độ tuổi từ sáu tháng đến năm tuổi đều phải uống các vitamin A, C và D dạng giọt. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ thiếu cân, những đứa trẻ có thể không có một chế độ ăn uống đa dạng, đủ để cung cấp tất cả các dưỡng chất cần thiết.
Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa tại khu vực mình sống để nhận được tư vấn.
Hướng trẻ đến các hoạt động cơ thể
Hoạt động thể chất không bao giờ là thừa
Ngay cả nếu trẻ đang thiếu cân hay trẻ chậm tăng cân, cha mẹ vẫn phải hướng trẻ đến các hoạt động thể chất. Tuy nhiên mức độ hoạt động của chúng không thể như những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
Hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển mạnh mẽ, chắc khỏe về xương và cơ bắp. Đó là một cách rất thú vị để trẻ tìm hiểu về bản thân và thế giới.

DUY TRÌ MỨC CÂN NẶNG KHỎE MẠNH Ở TRẺ

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng con mình biếng ăn, ăn không đủ chất hoặc không ăn uống đúng cách, dẫn đến bé chậm tăng cân. Có đến 50% các bà mẹ có con trong độ tuổi từ một đến mười tuổi tin rằng con cái của mình đang lười ăn và thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, 20% trong số này là sự hiểu lầm.
Làm thế nào để cha mẹ biết liệu trẻ có hay không những thói quen ăn uống không tốt? Có rất nhiều, nhưng ở đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ:
Nguyên nhân của sự biếng ăn ở trẻ.
Cha mẹ có thể  khó hiểu khi trẻ đột nhiên tránh xa đồ ăn, đặc biệt là nếu trẻ từng rất thích  ăn, có hàng loạt các lý do cho điều này. Nói chung, nó có thể là do ba nguyên nhân chính sau đây: thực phẩm, bản thân trẻ và thói quen của người chăm sóc.

Những giải pháp nhằm cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ.
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn của trẻ, có rất nhiều giải pháp có thể áp dụng để cải thiện. Dù nguyên nhân là gì thì mục đích vẫn là phá vỡ những thói quen này và thay vào đó những thói quen tốt hơn như khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ.

9 lời khuyên cho các bà mẹ.
Thói quen ăn uống rất khó thay đổi cho dù trẻ đã đến tuổi trưởng thành, vì vậy điều quan trọng để phải tìm ra giải pháp để cải thiện thói quen ăn uống ngay từ nhỏ của trẻ. Đây là 9 lời khuyên mà các bà mẹ có thể áp dụng để cải thiện thói quen ăn uống của trẻ.

Hậu quả dài hạn
Sự chăm sóc nếu đi kèm với việc quản lý khó khăn trong việc cho ăn có thể dẫn đến sự căng thẳng nghiêm trọng cho cả người chăm sóc lẫn trẻ em, có thể ảnh hưởng cả mối quan hệ giữa mẹ và bé.
Hậu quả nghiêm trọng hơn bao gồm các hiệu ứng rõ ràng như trẻ chậm tăng cân,khả năng miễn dịch giảm, cũng như hiệu ứng tâm lý như sự thất vọng và lo lắng trong thời gian đó có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ hoặc làm rối loạn cơ thể. Thay vì cố gắng ép trẻ ăn, nên tập trung vào việc áp dụng các phương pháp khuyến khích trẻ nhằm cải thiện thói quen ăn uống của mình.

2 LÝ DO KHIẾN TRẺ CHẬM TĂNG CÂN

Bé chậm tăng cân hoặc thiếu cân luôn là nỗi lo lắng của bậc cha mẹ. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ chậm tăng cân hoặc tăng cân không đủ, dưới đây là 2 trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ, mẹ cần lưu ý để có giải pháp phòng tránh nhé!

  1. Bé được cho bú hoặc cho uống nước trước bữa ăn chính
Điều này thường xảy ra với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Một nghiên cứu cho thấy khi cho bé uống sữa mẹ trước bữa ăn chính mặc dù chỉ là một lượng nhỏ từ 2-3 muỗng cà phê thôi cũng khiến bé có thể đầy bụng, dẫn đến khó hấp thụ thức ăn.
Tương tự với việc cho uống nước trước bữa ăn. Nước nếu được uống trước khi ăn, cũng sẽ khiến bé đầy bụng và khiến lượng thức ăn có thể hấp thụ của bé bị giảm. Trường hợp tồi tệ nhất sẽ khiến bé bị nôn mửa nếu bé bị ép ăn. Do vậy, điều rút ra ở đây là, nên cho bé uống nước cuối bữa ăn, hoặc vào giữa các bữa ăn, tuy nhiên không nên cho uống nước trước bữa ăn.

Không nên cho bé uống sữa trước bữa ăn
  1. Khoảng cách giữa hai bữa ăn cách nhau quá xa

Dạ dày bé nhỏ, mỗi lần ăn chỉ chứa một lượng thực phẩm giới hạn, trong khi nhu cầu của bé lại cao, dó đó nếu cho bé ăn các bữa ăn cách nhau quá xa thì tổng lượng thực phẩm trong ngày bé nhận được sẽ rất ít, không đủ nhu cầu khiến bé khó tăng cân. Hãy cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, 3 bữa chính và ít nhất 2-3 bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính, khoảng cách giữa các bữa ăn trung bình từ 2,5 – 3 giờ.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes