BREAKING NEWS
Showing posts with label Giáo Dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo Dục. Show all posts

Friday, December 9, 2016

"4 giờ 30 sáng ở Harvard", đừng dạy con những điều dối trá!

Đối với những người muốn con cái mình cố gắng học tập như một sinh viên Harvard, hãy dạy con đúng cách, đúng lúc và quan trọng nhất đừng dạy con những điều dối trá!


Khung cảnh trầm lặng như một ngôi chùa, sinh viên chăm chú học tập trong thư viện vào lúc 4 giờ 30 sáng, một viễn cảnh rất Harvard nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.


Thư viện công cộng New York.

Phía trên là tấm ảnh được rất nhiều người chia sẻ trong thời gian gần đây với nội dung "4 giờ 30 sáng ở Harvard", một số nguồn thông tin cho hay đây là khung cảnh bên trong thư viện của trường Harvard lúc 4 giờ sáng, toàn bộ sinh viên chăm chú học tập, không một ai nói gì, cả không gian yên tĩnh và mọi người tập trung toàn bộ cho việc học.

Sự tập trung này kéo lan sang tận căng tin, phòng ăn của trường cũng yên tĩnh như một ngôi chùa, mỗi sinh viên tới phòng ăn đều mang theo bánh pizza, nước ngọt nhưng họ không đến chỉ để ăn, mà họ tới để học. Chẳng ai nói với ai câu nào, mọi người đều trật tự đọc sách và nhai ngấu nghiến miếng bánh trên tay mình.

Nghe có vẻ giống với tác phong của những sinh viên Harvard, các chia sẻ về hình ảnh cùng nội dung đi kèm nhận được hàng trăm, nghìn người quan tâm trên các mạng xã hội. Đây là tấm gương đáng noi theo cho bất kì sinh viên nào trên toàn thế giới. Nhưng, thật tiếc nó không phải là sự thật, Harvard là một ngôi trường rất tốt nhưng những thứ như trên không diễn ra. Bức ảnh được chia sẻ trên không phải là thư viện tại Harvard và đó cũng chẳng phải là bức ảnh "nguồn gốc" của những đồn đại này.

Đây mới là bức ảnh được chia sẻ về chủ đề Harvard lúc 4 giờ sáng, nó xuất hiện tràn lan trên các mạng xã hội Trung Quốc.

Điểm đặc biệt hơn nữa, tấm hình phía trên được chia sẻ ở Trung Quốc cũng là giả mạo, các sinh viên từng theo học tại Harvard cho rằng ở Harvard không có thư viện nào như thế này, chỉ có một vài thư viện tại Harvard mở cửa quá nửa đêm và sau khoảng thời gian nghỉ, kể cả khi cuối kì thì trong thư viện cũng không có đông người đến thế.

Vậy thông tin trên từ đâu xuất hiện?

Những hình ảnh về "Harvard lúc 4 giờ 30 sáng" được cha mẹ Trung Quốc chia sẻ để nói với con mình rằng chúng cần học tập chăm chỉ hơn nữa.

Những nội dung bên trong các đoạn chia sẻ này được viết bởi tác giả Trung Quốc Wei Xiuying trong cuốn sách Harvard 4 giờ 30 sáng và các sinh viên tại Harvard cho rằng ở ngôi trường này những thứ được nêu ra trong cuốn sách là không tưởng, cuốn sách được viết chỉ để câu kéo phụ huynh Trung Quốc mua sau đó dạy con họ theo hướng sai lệch.
Đây là cuốn sách Harvard 4 giờ 30 sáng, một số giai thoại cho rằng mọi chuyện bắt đầu từ 1 sinh viên Harvard ôn bài trong kí túc xá tới 4 giờ để chuẩn bị cho kì thi cuối kì, sau đó anh ta được cả lớp gọi là chàng trai 4 giờ sáng. Đó có thể là khởi nguồn của cuốn sách bên trên.

Sự thật tại Harvard như thế nào?


Theo cựu sinh viên William Chen thì đây là thư viện Lamont tại Harvard, thư viện duy nhất mở cửa đến 4 giờ 30 sáng (tuỳ từng thời điểm). Và kể cả trong khoảng thời gian thi cử căng thẳng nhất, thư viện này chưa bao giờ chật cứng người.

Anh cho rằng, thư viện tại Harvard có khung giờ cập nhật trực tuyến để sinh viên theo dõi. Bạn có thể truy cập vào đây để theo dõi giờ mở, đóng cửa của các thư viện này.


Chia sẻ của Ramzi Amri, một tân sinh viên Harvard, hình ảnh này được anh chụp vào buổi tối tại một thư viện bên trong Harvard.

Vậy thế còn trong giờ ăn? Hình ảnh về những sinh viên cầm bánh pizza và gặm nhấm sách thì sao? Sinh viên gốc Á Arvin Chang đã có những tấm hình mô tả về một bữa ăn bình thường của sinh viên trường Harvard.


Trong bữa ăn có những người học tập, nhưng họ là thiểu số và họ không lặng thinh trật tự học bài mà thỉnh thoảng vẫn trêu đùa cùng bạn bè.


Đa phần sinh viên Harvard có khoảng thời gian ăn uống thoải mái do họ đánh giá cao giá trị của các cuộc hội thoại, kết nối cũng như khoảng thời gian nghỉ ngơi.


Tất nhiên, không thể quên những tấm hình chụp ảnh theo nhóm.


Và sau giờ học, họ tụ tập tại các cửa hàng gần trường học, uống bia, nghe nhạc và giải trí, thư giãn như sinh viên trên toàn thế giới.

Arvin Chang cho rằng hình ảnh về Harvard lúc 4 giờ 30 sáng là giả mạo, tác giả cuốn sách trên chưa từng đặt chân tới Harvard để biết được sinh viên ở đây làm những gì. Harvard là nơi để học sinh cân bằng giữa học tập, giải trí, nghiên cứu. Họ có học tập căng thẳng nhưng họ không phải mọt sách và không "tự sát" bằng cách cắm đầu vào sách vở.

Cùng quan điểm với Arvin Chang, Douglas Pond, cựu sinh viên Harvard phát biểu: "Thư viện của Harvard đôi khi chật cứng ở những buổi thi cuối kì, còn lại đa phần thư viện đều thưa thớt. Tại Harvard chỉ có thư viện Lamont là mở cửa muộn đến thế, nhưng không phải ngày nào cũng vậy. Và tại Harvard, chúng tôi không học nhiều đến thế đâu, tất nhiên chúng tôi gặp phải những áp lực về học hành, thi cử như 99% sinh viên toàn thế giới, thế nhưng nó chẳng giống những gì mọi người mô tả. Cuộc sống tại Harvard là một sự cân bằng giữa học tập và vui vẻ".

Đối với những người muốn con cái mình cố gắng học tập như một sinh viên Harvard, hãy dạy con đúng cách, đúng lúc và quan trọng nhất đừng dạy con những điều dối trá.

Theo Trí Thức Trẻ

Tuesday, November 22, 2016

Việt Nam đứng thứ 6 trong số 10 nước có sinh viên du học Mỹ nhiều nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng 10 quốc gia có số lượng học sinh sinh viên du học tại Mỹ nhiều nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 6, cao hơn Đài Loan, Nhật Bản và đặc biệt là nước láng giềng sát vách Mỹ là Mexico.




Trong thập kỷ trước, số lượng học sinh sinh viên học tập tại Mỹ tăng mạnh và hiện nay làn sóng này đang trở lại. Theo Cục giáo dục và văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, số lượng học sinh sinh viên nước ngoài tại Mỹ đã tăng 7,1% so với năm ngoái, đạt tổng 1.043.839 người, chiếm 5,2% tổng số lượng học sinh sinh viên tại Mỹ.
Sự có mặt của học sinh sinh viên nước ngoài có tầm quan trọng đặc biệt đối với các trường học Mỹ và đặc biệt là các trường đại học công đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn học phí của sinh viên nước ngoài.
1. Trung Quốc
Là quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng 1,4 tỷ dân, trong năm học 2015-2016, có 328.547 sinh viên Trung Quốc đến Mỹ học tập. Sinh viên Trung Quốc chiếm tỷ trọng đông đảo nhất trong số nhóm sinh viên nước ngoài đang học tập tại Mỹ.
2. Ấn Độ
Xếp thứ 2 là Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới với khoảng 1,3 tỷ dân. Năm ngoái, 165.918 sinh viên đã đến Mỹ để học tập.
3. Ả rập xê út
Với tổng số 29 triệu dân, trong năm ngoái Ả rập xê út gửi 61.287 sinh viên đến Mỹ học tập. Là nước có số lượng sinh viên đến Mỹ đông thứ 3 trên toàn thế giới.
4. Hàn Quốc
Hàn Quốc có số dân gần 50 triệu người. Năm ngoái 61.007 sinh viên Hàn Quốc đến Mỹ học tập.
5. Canada
Canada là hàng xóm phía Bắc của Mỹ với tổng dân số khoảng 35 triệu người, năm ngoái 26.973 người Canada đến Mỹ để học tập.
6. Việt Nam
Với tổng dân số khoảng 90 triệu người, năm ngoái 21.403 người Việt Nam đã đến Mỹ học tập. Đứng thứ 6 trên toàn thế giới về số lượng du học sinh ở Mỹ.
7. Đài Loan
Với tổng số dân gần 24 triệu người, năm ngoái số du học sinh Đài Loan tại Mỹ là 21.127 người.
8. Brazil
Với tổng dân số gần 200 triệu người, năm ngoái 19.370 người đến Mỹ học tập. Đứng thứ 8 trên toàn thế giới.
9. Nhật Bản
Với tổng số dân 127 triệu người và nền giáo dục phát triển, năm ngoái số du học sinh Nhật Bản tại Mỹ là 19.060 người.
10. Mexico
Với dân số 122 triệu người, số du học sinh đến Mỹ trong năm ngoái là 16.733 người.
Tổng Hợp

Monday, September 19, 2016

Du học Australia và các chương trình học bổng 2017

Các học sinh tiềm năng sẽ được hỗ trợ và nộp hồ sơ xin học bổng phù hợp.

Australia hiện là một trong những điểm đến du học hấp dẫn nhiều bạn trẻ trên thế giới. Nơi đây có môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp, thân thiện. Chi phí du học tại đây tương đối rẻ so với chất lượng bằng cấp có được. Bằng cấp được công nhận toàn cầu và sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc - định cư trên toàn thế giới. Sinh viên sẽ được thực hành có trả lương một số chương trình học ngành kinh doanh, du lịch khách sạn, công nghệ thông tin, cơ khí... Du học sinh được hỗ trợ tốt nhất từ trường và chính phủ.
Vợ hoặc chồng và con của du học sinh được sống, học tập, làm việc tại Australia trong thời gian du học. Du học sinh được làm thêm 40 giờ trong hai tuần trong khi học và làm toàn thời gian vào kỳ nghỉ với mức lương trung bình 15 - 18 AUD một giờ. Du học sinh được ở lại làm việc 1,5 - 2- 4 năm sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên và được định cư khi đủ điều kiện. Danh sách nghề nghiệp có tay nghề (Skilled Occupations List- SOL) xem tại đây.
du-hoc-australia-va-cac-chuong-trinh-hoc-bong-2017
Australia hiện là một trong những điểm đến du học hấp dẫn nhiều bạn trẻ trên thế giới.
Sinh viên có thể chọn các hương trình học đa dạng và phong phú gồm tiếng Anh; dự bị đại học; chứng chỉ nghề; cao đẳng; cử nhân; thạc sĩ; tiến sĩ. Các trường có nhiều chuyên ngành đào tạo để sinh viên lựa chọn phù hợp với mong muốn học tập, nghề nghiệp của mình. Đó là kế toán, tài chính, kinh doanh, quản lý, marketing, truyền thông, thiết kế, công nghệ thông tin, cơ khí, kỹ thuật, khoa học xã hội, xã hội học, y, dược, luật...
Công ty du học Đức Anh là đại diện của nhiều trường tốt tại Australia. Công ty đã hỗ trợ học sinh, sinh viên xin được học bổng với giá trị cao. Năm 2015, tổng giá trị học bổng công ty xin được cho học sinh lên đến 95 tỷ. Các học sinh tiềm năng sẽ được công ty chủ động hỗ trợ và nộp hồ sơ xin học bổng phù hợp. Vào đây để xem thông tin chi tiết về các chương trình học bổng du học Australia từ bậc trung học, cao đẳng, dự bị đại học, đại học và sau đại học cập nhật trong năm 2017.
Một số học bổng tiêu biểu:
- Đại học Monash: học bổng 10.000 AUD - 100% học phí cử nhân và thạc sĩ tín chỉ. Học bổng 4.000 AUD khóa dự bị và cao đẳng. Học bổng 4.000 - 8.000 AUD của các khoa.
- Đại học Queensland: học bổng 100% học phí khóa MBA và Master of Energy studies. Học bổng 25% - 50% học phí khóa dự bị đại học.
- Đại học UNSW: học bổng 25% - 30% học phí khóa dự bị đại học.
- Đại học Tây Úc: học bổng đến 7.000 AUD khóa cử nhân và thạc sĩ tín chỉ.
- Đại học Macquarie: học bổng 5.000 - 10.000 AUD một năm cho khóa cử nhân và thạc sỹ tín chỉ. Học bổng 3.000 AUD khóa dự bị đại học.
- Đại học La Trobe: học bổng 10.000 - 20.000 AUD dành cho sinh viên xuất sắc. Học bổng 3.000 - 9.500AUD dành cho sinh viên khu vực Đông Nam Á. Học bổng 20% học phí dành cho chương trình thạc sĩ tín chỉ.
- Đại học ACU: Học bổng đến 50% học phí cho toàn bộ thời gian học và tất cả các chương trình học.
- Đại học Wollongong: học bổng đến 50% học phí khóa cử nhân. Học bổng 25% học phí cho thạc sĩ ngành kinh doanh, dự bị đại học và cao đẳng.
- Đại học QUT: học bổng 25% - 50% học phí khóa cử nhân và thạc sĩ.
- Đại học Tasmania: Học bổng 25% học phí cho toàn bộ thời gian học các khóa dự bị đại học, cử nhân và thạc sĩ tín chỉ.
- Đại học Flinders: học bổng 15% học phí (8.760 AUD) chương trình thạc sĩ ngành kinh doanh.
- Đại học Nam Úc: học bổng 25% - 50% học phí khóa cử nhân.
- Trường Quản lý quốc tế Sydney (ICMS): học bổng đến 25.000 AUD khóa cử nhân.
- Học viện Le Cordon Bleu: học bổng 5.000 - 20.000 AUD khóa cử nhân.
Công ty Đức Anh hỗ trợ miễn phí xin học, học bổng, visa du học; nhập học, nhà ở, đón; hỗ trợ trong suốt quá trình du học; tư vấn việc làm - định cư sau khi tốt nghiệp. Du học sinh sẽ được miễn hoàn toàn dịch vụ phí làm hồ sơ du học; tặng 100- 300 AUD tiền mặt ngay khi học sinh có visa; tặng simcard điện thoại sử dụng tại Australia; giảm 10% -  20% học phí các khóa tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ Dace. Hồ sơ du học được thực hiện bởi đơn vị đạt danh hiệu.“High Achieving Agent” của AEI - Đại sứ quán Australia. Đức Anh EduConnect cam kết hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình du học. Phụ huynh và học sinh có quan tâm, đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại đây.
Đức Anh EduConnect là công ty tư vấn du học quốc tế chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả; chuyên gửi du học sinh đi Anh, Australia, Mỹ, New Zealand, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ, Singapore, Malaysia, Nhật Bản. Công ty là đơn vị tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh PTE Academic tại Việt Nam, điểm thi PTE Academic tương đương và thay thế được cho IELTS- TOEFL trong du học, việc làm, định cư. Đức Anh EduConnect còn là đơn vị chuyên đào tạo tiếng Anh học thuật, tiếng Anh chuyên ngành cao cấp tại Việt Nam.

(Nguồn: Đức Anh EduConnect)

Monday, August 22, 2016

Bảy lỗi cần tránh khi nôp hồ sơ vào trường đại học Mỹ

TTO - Abby Siegel, chuyên gia tư vấn tuyển sinh ĐH đã có 19 năm kinh nghiệm, chia sẻ với những bạn trẻ có kế hoạch nộp hồ sơ đăng ký nhập học ở các trường ĐH của Mỹ.
Theo bà Abby, có bảy lỗi các ứng viên thường mắc phải khi đăng ký có thể làm mất đi cơ hội được nhận vào các trường ĐH Mỹ:
1-  Sử dụng những lý do chung chung về việc lựa chọn trường: Các bạn không nên nói lý do mình muốn đến học một trường đặc biệt nào đó chỉ vì qui mô lớp học hay tỷ lệ giảng viên/sinh viên. Lý do quá chung chung vì có hàng loạt trường có qui mô lớp học nhỏ như vậy.
Các bạn nên tìm hiểu thực sự để tìm ra một lý do đặc biệt nào đó khiến bạn thích trường ĐH mà mình đăng ký và trình bày điều đó trong bài luận đăng ký nhập học.
2- Quên bước rà soát lỗi: Các ứng viên cần rà soát lỗi trong hồ sơ và bài luận. Cách tốt nhất là nên nhờ cả những khác như thầy cô giáo, cha mẹ hoặc nhân viên tư vấn hướng nghiệp ở trường đọc rà soát lỗi cùng.
3- Bỏ qua cơ hội giới thiệu một cách đầy đủ về các hoạt động ngoại khóa: Mục dành cho hoạt động ngoại khóa trong hồ sơ đăng ký chỉ cho phép giới hạn số lượng chữ nhất định. Nhưng các ứng viên đừng vì giới hạn này mà bỏ lỡ cơ hội viết về tất cả những hoạt động ngoại khóa của mình.
Các bạn hãy tận dụng mục “Thông tin thêm” (Additional information) để hoàn tất những gì mà bạn chưa viết hết trong mục dành cho hoạt động.
4- Gửi kết quả điểm thi thấp dù nhà trường không yêu cầu gửi điểm: Không phải tất cả các trường đều yêu cầu bạn phải gửi tất cả các điểm thi theo chuẩn chung, có nhiều mục là tùy chọn.
Thêm vào đó, một số trường yêu cầu bạn gửi tất cả điểm thi (ví dụ như đối với bài thi SAT, bạn có thể đã dự thi nhiều lần) nhưng cũng có những trường không yêu cầu như vậy.
Nếu bạn đã thể hiện rất tốt ở các bài thi qui chuẩn, tất nhiên là sẽ có lợi khi bạn gửi điểm thi đó. Nhưng nếu như bạn chỉ đạt điểm thi thấp, sẽ có lợi khi bạn nắm rõ yêu cầu của từng trường trước khi đăng ký. Có thể sẽ tốt hơn nếu bạn không ghi điểm thi vào hồ sơ đăng ký.
5- Đăng ký vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ: Lưu ý đặc biệt là các ứng viên cần gửi hồ sơ của mình trước hạn chót. Các trường sẽ kiểm tra thời điểm ứng viên nộp hồ sơ và những sinh viên nộp hồ sơ vào ngày hết hạn sẽ để lại ấn tượng không tốt đối với họ.
Việc nộp hồ sơ vào ngày cuối cùng có thể gây cho các cán bộ tuyển sinh ấn tượng rằng đó là một sinh viên lười biếng hoặc trường này không phải là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn.
6- Không chú ý đến việc thể hiện sự quan tâm đến trường ngoài hồ sơ: Các trường ĐH bắt đầu chú ý đến việc tìm kiếm thông tin thể hiện sự quan tâm của ứng viên đối với trường ngoài những nội dung thể hiện trong hồ sơ đăng ký.
Đó có thể là việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến ứng viên trên mạng xã hội. Họ sẽ ghi nhận nếu các bạn đã từng bấm nút “like” trang Facebook của trường hay đăng ký theo dõi họ trên Twitter và Instagram.
7- Đề nghị giáo viên viết thư giới thiệu vào phút chót: Các bạn cần phải dành thời gian tương xứng cho những lá thư giới thiệu của giáo viên. Abby Siegal gợi ý: nên đề nghị thầy cô giáo viết thư giới thiệu ngay từ giữa năm thứ hai của bậc THPT và sau đó cần bám sát việc này ngay

Friday, July 1, 2016

Bộ trưởng Giáo dục: 'Học tập Singapore phát triển tiếng Anh'


Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần tăng cường hợp tác với các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là quốc gia đã thành công trong việc phát triển tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai.


Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức hội thảo “Định hướng chiến lược dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020”. Ngoài lãnh đạo Bộ, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, dự hội thảo còn có các chuyên gia, giảng viên, sinh viên đến từ các trường đại học ngoại ngữ, khoa ngoại ngữ của một số trường lớn, đại diện giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý sở đào tạo...

Sau khi nghe báo cáo kết quả của Đề án Ngoại ngữ 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh phải được đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, nhất là khi tham gia Hiệp định TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Hiện một trong những thách thức lớn nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chính là khả năng sử dụng tiếng Anh. Vì thế cần sớm chuyển việc học tiếng Anh từ áp lực thành động lực và đẩy nhanh việc phổ cập tiếng Anh cho những người tham gia vào quá trình hội nhập, đặc biệt là giới trẻ.


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội thảo.

Bộ trưởng đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên triển khai trong thời gian tới là đánh giá, đúc kết các bài học kinh nghiệm trong dạy và học ngoại ngữ thời gian qua, triển khai hiệu quả chiến lược dạy và học ngoại ngữ theo hướng kiến tạo và hội nhập. Ông nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là quốc gia (như Singapore) đã thành công trong việc phát triển tiếng Anh.

Theo ông Nhạ, Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cần huy động thêm sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm từ trường/khoa ngoại ngữ ở Việt Nam và quốc tế; tăng cường liên kết giữa cơ quan quản lý giáo dục với các tổ chức chính trị xã hội và cơ sở đào tạo ngoại ngữ để huy động nguồn lực đảm bảo điều kiện dạy và học ngoại ngữ tốt hơn. Đặc biệt, cần tập trung bồi dưỡng năng cao năng lực người dạy, nâng cao chất lượng nguồn học liệu và phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng công tác khảo thí nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cho người học.

Bộ trưởng khẳng định sẽ ưu tiên trước hết cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các cấp theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực giáo viên ngoại ngữ quốc tế và vận dụng phù hợp với năng lực, điều kiện thực tiễn của giáo viên Việt Nam. Ông cũng yêu cầu rà soát khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cũng như khung năng lực giáo viên tiếng Anh Việt Nam (ETCF), đồng thời tăng cường trao đổi chuyên gia, giảng viên, giáo viên và tình nguyện viên với các nước bản ngữ để tạo môi trường giao tiếp.

"Chương trình, tài liệu, phương tiện dạy và học ngoại ngữ phải đảm bảo chất lượng trên cơ sở phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng người học, trong đó chú trọng hơn tới nhu cầu học ngoại ngữ rất đa dạng của giới trẻ; tăng cường sử dụng các giải pháp công nghệ (digital platform), các phương tiện phát thanh, truyền hình, để hỗ trợ tất cả người học có thể tiếp cận bình đẳng với ngoại ngữ, có thể học mọi nơi, mọi lúc và đạt được năng lực sử dụng ngoại ngữ như mong muốn", tư lệnh ngành giáo dục nhấn mạnh.

Bộ trưởng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường xã hội hóa hoạt động đào tạo ngoại ngữ, tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa về ngoại ngữ nhằm tạo môi trường giao tiếp bằng ngoại ngữ. Các trường/khoa chuyên ngữ cần xây dựng chương trình đào tạo để khi sinh viên ra trường có thể đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế.

Về công tác khảo thí, Bộ trưởng chỉ đạo xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng của Việt Nam cập nhật với chuẩn quốc tế, dựa vào nguồn lực chuyên môn trong nước và phối hợp với các chuyên gia, tổ chức tư vấn, trung tâm khảo thí quốc tế. Bộ Giáo dục cũng cương quyết đóng cửa các trung tâm khảo thí không đảm bảo chất lượng, có biểu hiện tiêu cực.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Cherry Gough, Giám đốc Hội đồng Anh, cho rằng Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với việc làm thế nào để dạy và học tiếng Anh có chất lượng. Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã kịp thời giúp Chính phủ có những quyết sách lớn về vấn đề dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam.

"Hội đồng Anh mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chia sẻ các dự án Teaching for Success, English Impact cũng như kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn, phương pháp dạy - học và kiểm tra, đánh giá trong đào tạo tiếng Anh", bà Cherry Gough nói.

Hội thảo những thay đổi quan trọng về visa du học Úc áp dụng từ 1/7/2016

Quy trình xét duyệt visa mới với tên gọi là cơ cấu đơn giản hóa qui trình xét duyệt visa sinh viên, gọi tắt là SSVF (Simplified student visa framework) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2016 thay thế cho chương trình xét Visa sinh viên diện ưu tiên (SVP) được triển khai từ năm 2012.


Hệ thống xét duyệt visa sinh viên mới được chính phủ Úc thông qua sẽ góp phần giúp sinh viên quốc tế tiếp cận quy trình xét duyệt visa đơn giản, thuận lợi và dễ dàng hơn.
Việt Nam là thị trường lớn thứ ba có sinh viên đi học tại Úc, với tổng số 29.575 sinh viên nhập học trong năm 2015.
Cách thức áp dụng của SSVF đối với sinh viên Việt Nam
Yêu cầu của hồ sơ xin visa sẽ phụ thuộc vào mức độ rủi ro về di trú của của quốc gia của học sinh và trường tại Úc. Cấp độ 1 đại diện cho nguy cơ nhập cư thấp và cấp độ 3 đại diện cho nguy cơ nhập cư cao nhất. Cấp độ đánh giá càng cao thì người nộp hồ sơ càng phải nộp bằng chứng chứng minh việc xin visa là nhằm phục vụ cho mục đích học tập.
Hiện nay, học sinh Việt Nam khi nộp đơn vào các trường tại Úc sẽ có hai trường hợp như sau:
• Nếu như du học sinh Việt Nam nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá 1 thì không phải nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ IELTS/TOEFL.
• Nếu như du học sinh Việt Nam nộp đơn xin visa để học tại các trường có mức đánh giá 2 hoặc 3 thì sẽ nộp hồ sơ tài chính và cung cấp chứng chỉ IELTS/TOEFL.
Vui lòng xem chi tiết các cấp độ đánh giá và yêu cầu của hồ sơ xin visa áp dụng cho từng trường tại đây: http://www.border.gov.au/Trav/Stud/education-providers.
IDP sẽ tư vấn chọn trường và hướng dẫn chi tiết cách thức chứng minh tài chính phù hợp trong quá trình làm hồ sơ.
Hội thảo những thay đổi quan trọng về visa du học Úc áp dụng từ 1/7/2016 - Ảnh 1.
Những ưu điểm của chương trình visa mới:
- Nếu trước đây quy trình đơn giản hóa visa SVP (Streamlined Visa Processing) chỉ được áp dụng cho bậc đại học và sau đại học và tại một số trường cao đẳng thì hiện nay cơ cấu đơn giản hóa qui trình xét duyệt visa sinh viên SSVF (Simplified student visa framework) sẽ được áp dụng cho tất cả các bậc học từ tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học.
- Ưu điểm của chương trình SSVF là rút gọn quy trình xin visa du học còn 2 - 4 tuần. Thời gian có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy từng hồ sơ.
- Hồ sơ xin visa thuộc level 1 sẽ không cần phải có bằng cấp IELTS/TOEFL và chứng minh tài chính nên thời gian xét sẽ nhanh hơn.**
- Theo quy định của chính sách SVP cũ thì học sinh không được học tiếng Anh quá 60 tuần. Tuy nhiên, theo quy định của SSVF thì sẽ không giới hạn thời gian học tiếng Anh của du học sinh trước khi vào khóa mới.
- Quy định mới này sẽ giúp những hồ sơ có nghiêm túc và có tính xác thực cao sẽ du học thuận lợi hơn.
** Lưu ý: Mặc dù việc xét visa đối với các hồ sơ nằm trong level 1 không yêu cầu chứng minh tài chính nhưng cơ quan lãnh sự vẫn có thể yêu cầu bổ sung khi cần thiết.
Hội thảo những thay đổi quan trọng về visa du học Úc áp dụng từ 1/7/2016 - Ảnh 2.
IDP – Nhà tư vấn du học quốc tế
• Tổ chức tuyển sinh quốc tế hàng đầu của Úc với hơn 45 năm hoạt động trên thế giới và 20 năm tại Việt Nam.
• Cung cấp dịch vụ tư vấn và làm hồ sơ du học Úc, Mỹ, Anh, Canada và New Zealand miễn phí cho hơn 400.000 HS-SV trên toàn thế giới.
• Mạng lưới 100 văn phòng tại 32 quốc gia. Cứ mỗi 20 phút, IDP giúp 1 học sinh du học thành công trên toàn thế giới với tỷ lệ có visa hơn 95%.
IDP – Nhà tổ chức kỳ thi IELTS
• Sáng lập và tổ chức kỳ thi IELTS trên toàn thế giới với hơn 400 trung tâm thi trên 50 quốc gia.
• Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ ôn tập với hệ thống thư viện hiện đại, thời gian và địa điểm thi thuận tiện.
• Làm cầu nối cho hàng triệu thí sinh Việt Nam tiếp cận các cơ hội quốc tế và là đơn vị tổ chức thi đáng tin cậy nhất cho kế hoạch du học, làm việc và định cư của bạn.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC IDP (VIỆT NAM)
TP.HCM:      
Star Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, Q. 1, ĐT: (08) 3910 4205
223 Hùng Vương, Q. 5, ĐT: (08) 3835 0133
Hà Nội:        
15-17 Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, ĐT: (04) 7308 7888
53A Lê Văn Hưu, Q. Hai Bà Trưng, ĐT: (04) 3943 9739
Đà Nẵng: 96 Lê Lợi, Q. Hải Châu, ĐT: (0511) 388 9828
Cần Thơ: 131 Trần Hưng Đạo, Q. Ninh Kiều, ĐT: (0710) 373 3667

Quy chế Tuyển sinh 2016 những thông tin quan trọng- BGD

Ngày 11/03 Bộ GD vừa công bố chính thức quy chế tuyển sinh 2016 mới nhất theo đó có một số điểm mới sau quan trọng trong quy chế tuyển sinh 2016 học sinh cần lưu ý và có điều chỉnh phù hợp hơn so với năm trước.

1. Chốt Lịch thi THPT quốc gia thi vào Tháng 7/2016
Bộ GD-ĐT tiếp tục ban hành Quy chế tuyển sinh sửa đổi theo đó năm 2016 sẽ tiếp tục tổ chức kì thi THPT quốc gia sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, thời gian tổ chức thi vào ngày 1,2,3,4 tháng 7-2016.
Quy che Tuyen sinh 2016 nhung thong tin quan trong- BGD
-> Tải 600 Đề thi thử THPT quốc gia 2016: Tại đâyCác quy định về môn thi, phương hướng ra đề thi về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2015. Theo đó thí sinh sẽ thi 8 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài thi mỗi môn 180 phút; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi mỗi môn 90 phút; môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, thời gian làm bài thi 90 phút.
- Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đăng ký dự thi (ĐKDT) 04 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 03 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại. Những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được phép chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
- Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ: ĐKDT 04 môn tối thiểu và ĐKDT thêm các môn khác để xét tuyển sinh.
Riêng với môn Ngoại ngữ, học sinh các vùng khó khăn không đủ điều kiện học Ngoại ngữ được phép chọn một môn thi bất kì trong 8 môn thi được quy định để thay thế, không cần phải xin phép và được sở GD-ĐT chấp thuận như trước đây.
Việc công bố điểm thi năm nay sẽ do các trường ĐH và các sở GD-ĐT chủ trì cụm thi công bố.
Việc xét tốt nghiệp THPT sẽ vẫn căn cứ vào kết quả học tập của thí sinh năm lớp 12 và điểm thi các môn tối thiểu để xét tốt nghiệp.



2. Tất cả thí sinh sẽ thi tại tỉnh của mình.
Quy che Tuyen sinh 2016 nhung thong tin quan trong- BGD
Bộ GD-ĐT quyết định mỗi tinh, thành phố có ít nhất một cụm thi do trường ĐH chủ trì, một cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì (Cụm thi Sở GD dành cho thí sinh không sử dụng kết quả thi chung để xét tuyển ĐH-CĐ). Một số thành phố tập trung nhiều trường ĐH như Hà Nội, TP.HCM có thể tổ chức nhiều cụm thi do trường ĐH chủ trì.
3. Thí sinh sẽ không được rút hồ sơ xét tuyển
    Xét tuyển gồm xét đợt 1 và đợt bổ sung
Theo phương án đã được lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định gồm đợt xét tuyển đầu tiên và đợt xét tuyển bổ sung.
+ Đợt xét tuyển đầu tiên: Bắt đầu từ ngày 1/8/2016, thời gian ĐKXT và xét tuyển là 12 ngày; mỗi thí sinh được ĐKXT vào tối đa 02 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo;
+ Các đợt xét tuyển kế tiếp: Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 03 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.Tương tự như đợt đầu, thí sinh cũng không được phép rút hồ sơ sau khi đã nộp.
Hạn cuối cùng của đợt xét tuyển cuối đến hết ngày 20/10/2016 đối với hệ ĐH và đến hết ngày 15/11 đối với hệ CĐ.
4. Chỉ được cấp 1 phiếu xác nhận kết quả thi.
Không phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi khi xét tuyển.

Năm 2016 học sinh sẽ chỉ được cấp 1 giấy chứng nhận kết quả thi và kèm một mã để xét tuyển. Do vậy học sinh khi xét tuyển chỉ điền mã kết quả thi mà không phải nộp bản chính như mọi năm. Khi trúng tuyển học sinh sẽ phải nộp bản chính giấy chứng nhận vào trường trúng tuyển

Trường hợp đỗ cùng lúc 2 trường thì các em được lựa chọn 1 trong 2, nếu các em nộp giấy bản chính vào trường nào thì các em đồng nghĩa xác nhận trúng tuyển vào trường đó và không được xét tuyển tiếp.
Trường hợp thí sinh trúng tuyển mà không nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi thì thí sinh có quyền xét tuyển tiếp các đợt sau cho tới khi nộp giấy bản chính vào thì không được quyền xét tiếp.
Địa điểm Đăng ký dự thi (ĐKDT):
- Thí sinh đang học tại cơ sở giáo dục nào thì ĐKDT tại cơ sở giáo dục đó;
- Thí sinh tự do: ĐKDT tại địa điểm do các sở GDĐT quy định sao cho thuận
tiện nhất.
5. Đề thi thpt quốc gia 2016 về cơ bản như năm trước (đề thi được ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn và câu hỏi vận dụng, đảm bảo độ phân hóa, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ).
6. Xét tuyển học bạ phải có điểm trung bình >=6,0Quy chế bổ sung đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (Xét học bạ), điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với hệ ĐH (theo thang điểm 10).-> Chi tiết

7. Cách tính điểm thi tốt nghiệp 2016
: Tương tự như năm 2015
Thực hiện như năm 2015: kết hợp sử dụng kết quả điểm bài thi của 04 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT -> Chi tiết xem tại đây
8. Điều chỉnh điểm cộng ưu tiên khu vực KV1,KV2,KV2-NT,KV3 và quy định tính điểm theo nơi học hay hộ khẩu tại đây
9. Điểm cộng ưu tiên đối tượng (dân tộc, thương binh liệt si, công an...)
-> Xem tại đây
10. Bỏ quy định đợt sau phải có điểm cao hơn đợt trước
Trong các năm trước Bộ GD luôn có quy định từ đợt xét tuyển sau (Từ nguyện vọng 2) điểm xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển nguyện vọng trước. Đây điểm sẽ rộng mở cơ hội cho học sinh vào đại học cũng như các trường dễ dàng hơn trong tuyển sinh. 
Quy che Tuyen sinh 2016 nhung thong tin quan trong- BGD

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes