BREAKING NEWS

Monday, January 29, 2018

Bé bị côn trùng cắn có để lại sẹo không và cách chữa trị

Bé vui chơi nên thường hay bị côn trùng cắn. Mẹ chỉ nghĩ đơn giản côn trùng cắn là chuyện nhỏ. Nhưng nếu mẹ không biết cách chăm sóc cũng như không biết bị côn trùng đốt bôi thuốc gì, các vết cắn, đốt này sẽ có nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo thâm, sẹo xấu trên làn da của bé.
Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn nhé!

1/ Nguy cơ để lại sẹo khi bị côn trùng cắn

Trong nọc độc của côn trùng có chứa axit, khi chúng cắn, độc tố đi sâu vào da và gây tổn thương tại vết cắn, làm nổi bọng nước, tiết dịch và ngứa ngáy, khó chịu. Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ gây ra những phản ứng nhẹ như mẩn ngứa ở nơi bị đốt, sau đó sẽ tự biến mất.
Tuy nhiên, các bé thường không chịu được cảm giác ngứa nên hay cào gãi vùng da bị côn trùng cắn. Trong khi đó, nếu gãi nhiều vết thương sẽ bị loét, nhiễm trùng… và cấu trúc da tổn thương sâu, kích thích sản xuất hắc tố melanin tăng lên, khiến cho vùng da này chuyển sang thâm đen. Đặc biệt, trong thời gian lành đi, tổ chức da mới thường nhạy cảm với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, nên lúc ra nắng nhiều sắc tố da càng sậm màu hơn. Tùy thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc vết thương, ăn uống và thời gian để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của mỗi người mà tình trạng thâm sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu không chăm sóc đúng cách, các vết côn trùng cắn có thể mưng mủ nhiễm trùng, tạo thành những vết sẹo to, sẹo xấu trên làn da mỏng manh của bé.
Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách và không biết bị côn trùng đốt bôi thuốc gì, rất có thể da bé sẽ để lại những vết sẹo xấu xí

2/ Cách chữa trị sẹo do côn trùng cắn

Để làm mờ các vết sẹo do côn trùng cắn, mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc cho bé dùng các loại thuốc trị ngứa ngoài da tốt nhất. Tuy nhiên, dù áp dụng cách nào mẹ cũng nhớ hãy áp dụng nhanh, bắt đầu ngay khi bé bị côn trùng cắn để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
  • Các mẹo dân gian

Nước chanh
Thoa nước chanh vắt từ quả chanh tươi vào các nốt màu thâm đen khi bị muỗi đốt và massage vào cùng da bị vết thâm do muỗi đốt của bé. Những vitamin C có trong chanh sẽ giúp tẩy trắng da tự nhiên, giúp tái tạo da và chữa lành vết sẹo một cách nhanh chóng.
Nước ép cà chua và đu đủ
Để điều trị vết thâm và sẹo do bị muỗi đốt, mẹ có thể sử dụng nước ép cà chua và đu đủ để giúp loại bỏ chúng. Mẹ chỉ cần chà nước ép cà chua và đu đủ vào các vết thâm và sẹo do muỗi đốt và để chúng lưu lại trên da bé khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch.
Để cho kết quả tốt nhất, các mẹ hãy áp dụng biện pháp này 2 lần/ ngày cho đến khi các vết thâm biến mất nhé.
Chà nước ép cà chua và đu đủ vào các vết thâm và sẹo do muỗi đốt sẽ giúp giảm thâm sẹo
Bơ, sữa chua
Bơ, sữa chua cũng có thể là một biện pháp điều trị vết thâm và sẹo do muỗi cắn tự nhiên. Mẹ hãy dùng một miếng bông nhúng bơ và sữa chua sau đó thoa chúng vào những vết thâm hoặc sẹo trên da bé. Các axit lactic có trong bơ và sữa chua sẽ làm việc như một loại kem tẩy tế bào chết tự nhiên và nhẹ nhàng giúp khắc phục các vết sẹo thâm xuất hiện sáng màu và mịn màng hơn.
Chà khoai tây
Một biện pháp tự nhiên khác mà mẹ có thể áp dụng khi con bị muỗi cắn là chà xát một vài lát mỏng khoai tây sống trên làn da của con cũng sẽ giúp làm sáng hơn vùng da thâm và nhiều sẹo này.
Mẹ cũng có thể nghiền một củ khoai tây và để trong tủ lạnh, thêm một chút nước cốt chanh tươi. Sau đó thoa nước khoai tây bằng một miếng bông và rửa sạch sau 15 phút. Khoai tây có chứa các enzym rất hữu ích trong việc mờ dần các vết sẹo tối màu.
Chà xát một vài lát mỏng khoai tây sống sẽ giúp làm sáng hơn vùng da thâm
Vitamin E, dầu tầm xuân hoặc bơ ca cao, gel lô hội
Một biện pháp đơn giản hơn nữa là mẹ có thể sử dụng tinh dầu nguyên chất Vitamin E, dầu tầm xuân hoặc bơ ca cao, gel lô hội và áp dụng trực tiếp vào những vết thâm cho bé khi bị muỗi đốt cũng sẽ làm giảm sẹo, giúp mờ dần dấu vết muỗi cắn. Bên cạnh đó chúng còn rất tốt để làm mềm và giữ ẩm làn da của bé nhà mẹ nữa cơ.
  • Thuốc trị muỗi đốt cho bé

Những phương pháp tự nhiên bên trên rất an toàn cho bé. Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi phải áp dụng trong thời gian dài mới phát huy hiệu quả nhưng cũng chỉ loại bỏ được đối với những vết sẹo, thâm mới hình thành, còn những vết sẹo, thâm đã hình thành lâu ngày và sậm màu thì không thể loại bỏ. Ngoài các mẹo dân gian bên trên, các mẹ có thể sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi bị muỗi đốt cũng như hạn chế sự xuất hiện của các vết sẹo thâm xấu xí.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc bôi ngoài da. Một lưu ý để các mẹ tìm được thuốc trị ngứa ngoài da tốt nhất là tìm mua sản phẩm đến các thương hiệu lớn, có chất lượng.
Hãy chọn thuốc trị côn trùng đốt đến từ những thương hiệu uy tín cho bé
Những thông tin trên đây có lẽ đã giải đáp thắc mắc của mẹ về vấn đề liệu bé có bị sẹo không khi bị côn trùng cắn. Mẹ nhớ nhé, thoạt đầu côn trùng cắn chỉ gây nên vết sưng và cảm giác ngứa ngáy thôi. Nếu mẹ hạn chế được việc bé gãi lung tung lên vết cắn thì sẽ giảm nguy cơ hình thành sẹo. Còn lỡ như vì không kịp ngăn bé gãi, mẹ nên áp dụng các cách trên đây để giúp điều trị vết sẹo nhanh cho bé. Nếu chọn lựa các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho bé, mẹ hãy lưu ý đến thành phần, độ tuổi sử dụng cũng như xuất xứ để chọn được những sản phẩm chất lượng nhé.
Nguồn: Tổng hợp

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes