BREAKING NEWS

Friday, October 30, 2015

Món ngon cho trẻ suy dinh dưỡng

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam hiện nay có giảm nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên vùng sâu, vùng xa, số trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao hơn nhiều so với các thành phố, biểu hiện là trẻ thấp bé nhẹ cân, sức đề kháng yếu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng càng làm trẻ suy dinh dưỡng nhiều hơn.(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng

Các món ăn sau đây sẽ giúp các bé có được bữa ăn ngon, dinh dưỡng, tăng cân khỏe mạnh.

Canh sườn nấu đậu trắng khoai môn

NGUYÊN LIỆU :

– Sườn non 300g
– Đậu trắng 100g
– Khoai môn 500g
– Hành lá
– Nước mắm, đường, muối,dấu, tiêu …


CÁCH LÀM :

– Sườn rửa sạch, cắt miếng vừa ăn trụng qua nước sôi.
– Khoai môn gọt vỏ cắt miếng vuông vừa ăn
– Đậu trắng rửa sạch để ráo.
– Hành lặt rửa sạch cắt nhỏ.
– Bắc soong nước đủ dùng nấu sôi cho sườn, đậu trắng vào nấu nấu lửa nhỏ.và vớt bọt thường xuyên.
– Sườn, đậu vừa mềm để khoai vào, khoai mềm nêm lại vùa ăn, thêm hành nhắc xuống.

Gà viên sốt cà

NGUYÊN LIỆU :

– Thịt gà xay 300g
– Cà chua 200g
– Bột năng 2 muỗng cà phê
– Hành lá xắt nhỏ
– Nước mắm, đường, muối,dấu, tiêu …


CÁCH LÀM :

– Thịt gà xay trộn với chút nước mắm, dấu ăn, đường, bột năng, hành lá … quết thật nhuyễn cho thịt dai để thấm chừng 10 phút.
– Vo thịt gà thành những viên tròn vừa., chiên vàng đều
– Cà chưa rửa sạch , bỏ hạt băm nguyễn.
– Bắc chảo dầu cho cà chua vào xào với chút muối sau đó để gà viên vào đảo đều thêm chút nước nấu lửa nhỏ 10 phút, gà thấm nêm lại vừa ăn.
– Khi nước sốt sanh sánh thêm hành lá vào nhắc xuống.

THỰC ĐƠN TRONG TUẦN

Ngày Sáng
(6g30 – 7g30)
Phụ sáng
(9g00)
Trưa
(11g00 – 11g30)
Phụ xế
(14g00 – 14g30)
Chiều
(17g00 – 17g30)
Tối
(20g00 – 20g30)
Thứ hai Phở gà
Bánh flan
Sữa Cơm
Canh cua rau dền mồng tơi
Trứng chiên thịt cà chua
Sa bô chê
Uống sữa
Yaourt
Cơm
Canh bí đỏ thịt
Cá thu kho
Chuối cau
Sữa
Thứ ba Sandwich trứng ốp la   Nước cam Sữa Cơm
Canh cải dún thịt
Khoai tây xào cà chua thịt bò
Dưa hấu
Uống sữa
Bánh bò hấp
Cơm
Canh mướp bún tàu thịt băm
Thịt kho nấm rơm
Quýt
Sữa
Thứ tư Hoành thánh
Thanh long
Sữa Cơm
Canh khoai môn, đậu trắng sườn non
Giá xào gan heo
Xoài
Uống sữa
Đậu hũ nước đường
Cơm
Canh cải ngọt tép
Gà viên sốt cà
Vú sữa
Sữa
Thứ năm Bánh cuốn
Uống sữa
Yaourt Bò kho – bánh mì
Sinh tố bơ
Uống sữa
Trứng cút luôc
Cơm
Canh chua cá hú thơm cà ..
Cá chiên tươi
Dưa lê
Sữa
Thứ sáu Cháo lươn đậu xanh
Phô mai
Sữa Cơm
Canh bắp cải tép
Sườn xào chua ngọt
Đu đủ
Uống sữa
Bánh flan
Cơm
Canh bí đao thịt
Đậu hũ dồn thịt kho
Măng cụt
Sữa
Thứ bảy Xôi lạp xưởng
Nước ép ổi
Sữa Bánh canh cua
Chè đậu đen nước dừa
Uống sữa
Dưa gang
Cơm
Canh cải xanh cá thác lác
Mực xào thơm
Táo
Sữa
Chủ nhật Hoành thánh
Bánh đậu xanh
Sữa Bò xào củ hành – Khoai tây chiên
Yaourt trái cây
Uống sữa Cơm
Canh cải soong gan thịt
Tôm kho thịt ba rọi
Xoài
Sữa


Xem thêm các chủ đề:

“Tẩm bổ” cho trẻ cũng phải đúng cách

Không có niềm hạnh phúc nào bằng nhìn con yêu bụ bẫm, khôn lớn từng ngày. Cũng chính ở tâm lý luôn muốn con khỏe mạnh phát triển tốt nhất, không ít gia đình đã chẳng quản công sức, tiền bạc để tẩm bổ cho trẻ, ngay cả những thứ đắt tiền và quý hiếm như yến sào, nhung hươu, nhân sâm,.. cũng không tiếc cho con. Nhưng bổ đâu chưa thấy, nhiều bà mẹ phải phiền não vì con hoặc béo phì, hoặc rối loạn sức khỏe hoặc vẫn còi cọc như thường. Việc ưu tiên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là điều tốt, nhưng tẩm bổ cũng phải đúng cách, các mẹ hãy cùng tham khảo những nội dung sau nhé.

Không phải thực phẩm nào trẻ cũng có thể ăn

Nhiều bà mẹ có suy nghĩ món nào mình ăn được thì trẻ cũng ăn được, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì có rất nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm bổ dưỡng không thích hợp cho trẻ nhỏ hoặc không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Ví dụ như nhân sâm, sữa ong chúa, đông trùng hạ thảo, sâm,… được các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 13 tuổi. Những thực phẩm bổ dưỡng này dễ làm thay đổi các nội tiết tố bình thường trong cơ thể, làm cơ thể trẻ phát triển nhanh hơn bình thường dễ đẫn dến dậy thì sớm. Hay nhung hươu, cao ngựa tuy là những thực phẩm hết sức bổ dưỡng, giúp tăng cường cơ bắp, sảng khoái tinh thần, ăn ngủ tốt nhưng cũng không được dùng tùy tiện mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Không nên dùng sữa ong chúa cho trẻ dưới 13 tuổi

Chế biến món ăn đúng cách

Việc chế biến món ăn và cho trẻ ăn uống khoa học cũng là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc tẩm bổ cho trẻ, giúp trẻ hấp thụ được dưỡng chất trong món ăn một cách tốt nhất.

Không ít bà mẹ cảm thấy phiền não khi kỳ cạch nấu nướng tỉ mỉ cho con cả buổi mỗi ngày nhưng con vẫn còi cọc, thậm chí suy dinh dưỡng. Khi đó, cần chú ý cách bồi bổ của mẹ cho con có đúng khoa học và hợp lý chưa. Chẳng hạn, ngày nào cũng ninh xương lấy nước nấu cháo cho con nhưng không cho bé ăn xác thực phẩm. Chính hiểu lầm “ngon” ở nước hầm đã làm hoài công người mẹ, vì dù ninh kỹ đến mấy thì dưỡng chất cũng không tan vào nước được như chất đạm (trong cá, tôm, thịt…) và chất xơ trong rau củ. Do đó, nên cho bé ăn cả phần cái và phần nước để bé nhận được đủ dinh dưỡng.

Chú ý về liều lượng và tần suất cho ăn

Đây cũng là một trong những vấn đề mà nhiều bà mẹ thường sai nhất. Thấy món nào con thích ăn là nấu cho ăn suốt, hay nghe nói món này bổ dưỡng là tẩm bổ “vô tội vạ” cho con mà không tìm hiểu về liều lượng và tần suất cho ăn thích hợp, là một trong những nguyên nhân làm bé trở nên biếng ăn hay trầm trọng hơn là còi cọc, rối loạn tiêu hóa.

Nhiều cha mẹ rỉ tai nhau cho con ăn yến sào tốt cho sức khỏe, kích thích ăn uống liền mua về cho con ăn liên tục trong thời gian dài. Trong thành phần của yến tỷ lệ đạm rất cao, trên 30%, có loại tỷ lệ này lên đến 40-50%, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác. Với tỷ lệ đạm ở yến cao như vậy, khi trẻ ăn quá nhiều, thậm chí ăn thay cả các bữa ăn khác, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, thiếu chất do chế độ ăn không cân bằng.


Chỉ có thể dùng yến cho trẻ từ 1 tuổi trở đi và chỉ hạn chế dùng khoảng 70ml/ngày, xen kẽ với các bữa ăn có các nhóm thực phẩm khác

Với trẻ việc cung cấp dưỡng chất tốt nhất là một bữa ăn luôn đảm bảo 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, bột, rau. Các chất này cần được cân đối hài hòa, tránh chỉ chú trọng tới chất béo, chất đạm mà bỏ qua những chất khác. Nếu ăn quá nhiều chất này mà thiếu chất kia thì bé cũng không thể tiêu hóa và hấp thu tốt được.

Chúc các mẹ luôn là những “chuyên gia dinh dưỡng” cho sự phát triển toàn diện của con yêu!

Xem thêm các chủ đề:

Cho trẻ ăn bổ sung như thế nào?

Trẻ từ 6 tháng tuổi cần ăn bổ sung vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Việc cho ăn thêm nếu quá sớm sẽ có hại cho đường tiêu hóa của trẻ, còn nếu quá muộn sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)

Các loại thức ăn cần cho trẻ ở thời kỳ ăn bổ sung

Thức ăn cơ bản là loại giàu tinh bột (gồm ngũ cốc và các loại củ, thường được chế biến dưới dạng bột, cháo, súp), thức ăn giàu đạm nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua (được trộn vào bột cháo cho trẻ ăn).


Các loại đậu đỗ và hạt có dầu: đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đũa, lạc, vừng, hạt hướng dương khi phối hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những món giàu đạm thực vật.

 Rau lá màu xanh thẫm và rau quả củ màu vàng, đỏ: rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền, bí đỏ, cà chua, cà rốt, đu đủ, xoài… cung cấp sắt, vitamin A, vitamin C và chất xơ chống táo bón.

Dầu, mỡ (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu ngô, dầu cọ và mỡ các loại động vật) là nguồn bổ sung năng lượng cho bữa ăn của trẻ và làm cho thức ăn mềm dễ nuốt, tăng hấp thu vitamin.

Vì sao nên cho trẻ ăn bổ sung bắt đầu sau 6 tháng tuổi?

Phải đến lứa tuổi này, trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, thích cho các vật vào trong miệng. Răng bắt đầu mọc, trẻ biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn nhất là tinh bột.


Việc ăn bổ sung quá sớm sẽ không có lợi cho cả mẹ và con vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng chưa đủ men tiêu hóa tinh bột, trong khi giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ gấp nhiều lần thức ăn bổ sung và luợng sữa mẹ hoàn toàn đủ cho nhu cầu rất cao của trẻ.

Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn và không sạch như sữa mẹ. Các tác hại khác là giảm tần suất bú của trẻ gây giảm tiết sữa; mẹ sớm có thai trở lại, tăng nguy cơ đẻ con thấp cân.

Ngược lại, nếu ăn bổ sung quá muộn thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh.

            Theo nutifood.com.vn

Bé biếng ăn phải làm sao?

Phụ huynh cần tạo cho bé cảm giác vui vẻ thưởng thức món ăn, cho bé ăn theo nhu cầu, hãy để bé đói mới cho ăn, không cho bé ăn gì trước bữa ăn chính 2 giờ.

– Con tôi năm nay 3 tuổi, cao 100cm và nặng 15,5kg. Cháu rất lười ăn và ăn rất ít. Bữa ăn nào cũng kéo dài cả tiếng đồng hồ. Tôi thấy cháu chắc thuộc dạng suy dinh dưỡng thấp còi, tôi phải làm gì, có nên đổi sữa biếng ăn cho cháu không? (NGUYỄN MỸ TH.)

Chào bạn! Bé yêu nhà mình hiện đang có cân nặng và chiều cao rất tốt theo lứa tuổi, điều này chứng tỏ chế độ ăn hiện tại đã đủ nhu cầu của bé, bạn không nên quá lo lắng. Nếu trong giai đoạn này bé vẫn năng động, hoạt bát, chơi, ngủ bình thường, có thể bé biếng ăn do tâm lý, do bé đang có sự thay đổi như đi mẫu giáo, đang tập làm quen môi trường mới… thường sẽ trở lại bình thường sau vài tuần. Hoặc có thể do bạn quá lo sợ bé ăn ít sẽ bị bệnh, bị suy dinh dưỡng nên cố ép bé ăn làm bé sợ bữa ăn. Nếu không điều chỉnh kịp thời, từ biếng ăn tâm lý có thể chuyển sang bệnh biếng ăn thật sự.

Trường hợp bé nhà mình, nhu cầu dinh dưỡng bé cần khoảng 1.200kcal/ngày. Nếu bạn lo sợ bé suy dinh dưỡng, có thể bạn mong muốn bé ăn nhiều hơn theo suy nghĩ của bố mẹ, sợ bé ăn chưa đủ, mặc dù đã quá nhu cầu của bé nên bạn sẽ thấy bé ăn ít, biếng ăn.

Lứa tuổi này bé rất hiếu động, tò mò, thích khám phá, nếu bạn cứ cho mãi món ăn quen thuộc, không cho bé tự xúc ăn, thậm chí dùng tay bốc món ăn vì sợ bẩn, sợ đổ thức ăn, cũng khiến bé chán bữa ăn… Bạn nên thay đổi cách chế biến món ăn, đảm bảo không quá cứng hoặc quá mềm so với lứa tuổi, trình bày món ăn bắt mắt. Đồng thời hãy tạo cho bé cảm giác vui vẻ thưởng thức món ăn, cho bé ăn theo nhu cầu, hãy để bé đói mới cho ăn, không cho bé ăn gì trước bữa ăn chính 2 giờ. Mạnh dạn ngưng bữa ăn sau 30 phút, cho dù bé ăn chưa hết suất. Nên cho ăn đúng giờ, ăn cùng gia đình, ăn cùng trẻ khác, cho bé tự xúc thức ăn, tập trung vào bữa ăn, không lấy ti vi, máy iPad dụ dỗ bé ăn, cũng không sốt ruột, cáu gắt làm bé sợ hãi.

Về sữa, trong giai đoạn bé ăn ít bạn có thể dùng sữa dành cho trẻ biếng ăn có năng lượng cao, nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp bổ sung năng lượng và tạo sự ngon miệng cho bé trong một thời gian, kết hợp thay đổi cách cho ăn như trên. Khi bé ăn uống ngon miệng, bạn có thể dùng sữa thông thường theo độ tuổi. Bạn nên theo dõi cân nặng của bé, nếu bé tăng từ 100-200g/tháng là bình thường, bạn có thể yên tâm vì bé đã ăn đủ nhu cầu rồi nhé. Chúc bé ăn ngoan, chóng lớn. Thân ái chào bạn!


– Con trai tôi 16 tháng, biếng ăn nhiều tháng nay, bé hay bị viêm đường hô hấp, cân nặng giảm còn 9kg, cao 81cm. Tôi thay đổi cách chế biến món ăn, không cho ăn bữa ăn phụ và uống sữa trước bữa ăn chính… nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có thể cho thuốc giúp cháu ăn ngon không? (PHAN NGỌC T.)

Chào bạn! Hiện tại trên thị trường không có thuốc trị biếng ăn, chỉ có thuốc trị bệnh khác có tác dụng phụ kích thích bé ăn, không nên sử dụng. Bạn cũng không nên tự ý ra ngoài mua thuốc gia truyền, thuốc đông y, men tiêu hóa, thuốc bổ trị biếng ăn như quảng cáo. Trường hợp bé nhà mình hay bị viêm đường hô hấp là một nguyên nhân gây biếng ăn, việc phải dùng kháng sinh nhiều có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa cũng gây biếng ăn. Do đó nếu bé ho, sốt, tiêu chảy, tiêu phân sống, bụng chướng, ói, nên đưa bé đi khám để được điều trị triệt để. Với cân nặng hiện tại, bé đang có nguy cơ suy dinh dưỡng, có thể bé biếng ăn lâu ngày nên không cung cấp đủ năng lượng, vitamin, protein để tạo enzym tiêu hóa thức ăn, vì vậy dù bạn đã thay đổi cách chế biến, chia khoảng cách các bữa ăn hợp lý nhưng bé vẫn không muốn ăn. Tốt nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám tìm nguyên nhân, xem bé có biểu hiện thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu canxi, thiếu vitamin… hay không, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ cho bé bổ sung đúng nhóm chất bé đang thiếu. Kết hợp chế độ ăn như bạn đã biết, đồng thời nên cho bé uống sữa dành cho trẻ biếng ăn, giàu năng luợng, dễ tiêu hóa, giúp cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp bé ngon miệng hơn, giúp cải thiện nhanh tình trạng biếng ăn của bé. Chúc bé ăn ngon miệng, mau phục hồi sức khỏe!

Grow PLUS+ – Lựa chọn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

GrowPLUS+ của NutiFood, dinh dưỡng đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, đã được kiểm nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đảm bảo hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. 2 – 3 ly GrowPLUS+ mỗi ngày cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.

Công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cântăng chiều cao.

Sự hiện diện MCT – chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh chóng vào cơ thể giúp trẻ nhanh phục hồi dinh dưỡng.

Sản phẩm được bổ sung Lysin, Kẽm, Fos/Inulin, Vitamin nhóm B kích thích sự ngon miệng, giúp trẻ thèm ăn.

Tăng cường bảo vệ cơ thể với Selen, Vitamin A-C-E, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và phòng chống bệnh tật.

Ngoài ra sữa GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn. GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.

Sản phẩm có dạng bột và dạng pha sẵn tiện lợi, hương vị thơm ngon dễ uống, qua nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia hơn 93% các bà mẹ, người nuôi trẻ đều tin dùng sản phẩm này. Đặc biệt hiện nay sản phẩm còn thơm ngon hơn với vị chuối thơm lừng, vị yến mạch đậm đà, vị bắp ngọt dịu, vị dưa lưới thanh mát cho bé tha hồ lựa chọn.

GrowPLUS+ của NutiFood, lựa chọn thích hợp nhất cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.


Tại sao con chậm tăng cân?

Về sinh lý, quá trình trao đổi chất của trẻ em mạnh hơn người lớn, bé ra nhiều mồ hôi để điều hòa nhiệt độ cơ thể và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh về đêm.

Hỏi: Bé trai nhà tôi 28 tháng, nặng 12kg, cao 92 cm. Cháu thông minh, lanh lợi, ăn uống được nhiều loại thức ăn, nhưng không tăng cân. Không biết cháu có bệnh gì không? Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân làm bé chậm tăng cân?

Trả lời: Chào bạn! Bé nhà mình có cân nặng thấp hơn chuẩn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường, chiều cao của bé phát triển tốt, bạn không nên quá lo lắng. Một số nguyên nhân làm bé chậm tăng cân bạn cần lưu ý:

Chưa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của cháu: Bạn nên duy trì thói quen cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn, kiểm tra số lượng, chất lượng, đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm và tỷ lệ cân đối 4 nhóm dưỡng chất.

Cụ thể bé từ 2-5 tuổi nhu cầu khuyến nghị:

– Nhóm bột đường như gạo 120-160g/ngày (1 chén cơm vừa khoảng 60g gạo), có thể thay thế phở, bánh mì, nui, khoai…
– Nhóm chất đạm như thịt nạc khoảng 120-140g/ngày, có thể thay thế cá, trứng, tôm, cua… nếu là cá tôm 140-160g, 1 trứng thay thế 40g thịt, 1 tuần ăn 2-3 trứng.
– Nhóm chất béo như dầu ăn hoặc mỡ 40 ml/ngày.
– Nhóm giàu vitamin và khoáng chất: Rau củ quả khoảng 150-200g/ngày.
– Và sữa từ 500ml/ngày trở lên. Bạn nên chọn các loại sữa có năng lượng cao dành cho trẻ khỏe mạnh để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng giúp cho cháu phát triển thể chất tốt. Bình thường sau 2 tuổi bé tăng 200g/tháng, cao 0,5-0,8cm.

Cách chế biến, kết hợp món ăn không đúng: Làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm như uống sữa cùng lúc uống nước cam, uống nước ngọt có gas, ăn quá nhiều chất đạm mà thiếu rau quả, ăn quá mặn làm giảm hấp thu canxi, hoặc vitamin B1, vitamin C trong rau xanh dễ bị mất nếu ngâm nước quá lâu, nấu nhừ, không đậy nắp khi nấu.

Thời gian các bữa ăn không hợp lý: Do ban ngày bố mẹ bận đi làm, tối về cho con ăn bù, trong khi đó buổi sáng và trưa là thời gian tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt nhất. Nếu bé ăn no, uống sữa gần giờ đi ngủ, uống sữa đêm làm bé ngủ không ngon giấc ảnh hưởng tiết hormon tăng trưởng làm bé chậm lớn.
Chế độ sinh hoạt có nhiều xáo trộn, ăn uống không điều độ, thức khuya, ngủ sau 22 giờ, ngủ không đủ giấc, ngủ ít hơn 8 tiếng/ngày: Đều ảnh hưởng đến bài tiết dịch tiêu hóa, yếu tố thần kinh, yếu tố nội tiết… làm bé chậm tăng cân.

Một số bệnh lý không được phát hiện như thiếu vi chất, nhiễm giun sán, táo bón, nhiễm trùng tai mũi họng, đều ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Bạn nên tìm nguyên nhân, có giải pháp khắc phục sớm để cháu khỏe mạnh, tăng cân và phát triển chiều cao đúng theo lứa tuổi, ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng.


Hỏi: Con trai tôi 4 tuổi nặng 15kg, cao 100cm. Cháu ăn uống bình thường, rất tinh nghịch, chạy nhảy suốt ngày, ra mồ hôi rất nhiều, đêm cũng ra mồ hôi trộm, thỉnh thoảng đau nhức 2 bắp chân. Có phải do cháu vận động nhiều quá nên nhu cầu dinh dưỡng của cháu ăn vào không đủ hay do bé bị thiếu canxi nên chậm lớn thưa bác sĩ?

Trả lời: Đối với những bé hiếu động như bé nhà mình thì năng lượng bạn cung cấp cho cháu phải nhiều hơn nhu cầu các bé bình thường! Bé nhà mình theo biểu đồ tăng trưởng vẫn trong giới hạn bình thường, nhưng cân nặng thua chuẩn trung bình 1kg, bé không tăng cân chứng tỏ chế độ ăn chưa cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho cháu.

– Về sinh lý, quá trình trao đổi chất của trẻ em mạnh hơn người lớn, bé ra nhiều mồ hôi để điều hòa nhiệt độ cơ thể và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh về đêm. Bé ra mồ hôi đêm có thể do sinh lý, hoặc do bé lo lắng, căng thẳng trước khi ngủ, hoặc do đắp chăn dày, nhiệt độ phòng nóng. Hoặc đổ mồ hôi trộm bệnh lý do thiếu canxi và vitamin D, bé sẽ còi xương, chậm lớn, hay bị chuột rút, biếng ăn, dễ mắc bệnh đường hô hấp, cũng có bé ra mồ hôi trộm khi mắc bệnh mãn tính khác. Tốt nhất bạn nên cho cháu kiểm tra sức khỏe để loại trừ những bệnh này.

– Bạn nên cho cháu ăn nhiều hơn hiện tại một chút, chú ý khẩu phần đủ và cân đối dưỡng chất, tăng số lượng sữa trên 600ml mỗi ngày, chọn sữa giàu dinh dưỡng giúp tăng cân. Để biết năng lượng bạn cung cấp có đủ cho cháu không bạn nên cân đo cháu mỗi tháng, theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng tham khảo tại http://www.nutifood.com.vn/vi/nhat-ky-suc-khoe/bmi-tre-em.html để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến thiếu nước, vitamin và khoáng chất. Nên bạn phải thường xuyên cho cháu uống nước ngay cả khi cháu không khát. Những lúc cháu ra quá nhiều mồ hôi nên cho cháu uống nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa… Cố gắng sắp xếp thời gian để cháu vừa có hoạt động thể chất, vừa có những hoạt động trí tuệ để cháu phát triển toàn diện.

BS CK1 Hoàng Hồ Thống Nhất – Chuyên gia Dinh dưỡng NutiFood

GrowPLUS+ – Dinh dưỡng đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho từng đối tượng được ra đời, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng.

Không nằm ngoài mục tiêu vì một thế hệ người Việt trong tương lai cao lớn, khỏe mạnh, thông minh vượt trội, NutiFood đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm dinh dưỡng đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi GrowPLUS+.(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)

GrowPLUS+ đã được kiểm nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đảm bảo hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, 2-3 lyGrowPLUS+ mỗi ngày cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao; với MCT – chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ; đồng thời kích thích sự ngon miệng nhờ được bổ sung lysin, kẽm, fos/inulin, vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn; tăng cường bảo vệ cơ thể với selen, vitamin A-C-E, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và phòng chống bệnh tật; ngoài ra GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, omega-3, omega-6, taurin, cholin trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.

GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.


Sản phẩm GrowPLUS+ Suy Dinh Dưỡng có dạng bột và dạng pha sẵn tiện lợi, hương vị thơm ngon dễ uống, qua nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hơn 93% các bà mẹ, người nuôi trẻ đều tin dùng sản phẩm này. Đặc biệt, hiện nay sản phẩm còn có thêm vị chuối thơm lừng, vị yến mạch đậm đà cho trẻ tha hồ lựa chọn.

Hãy theo dõi chiều cao và cân nặng trẻ hàng tháng để biết sự phát triển của con mình và hãy chọn lựa những sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với cơ địa, thể trạng của các cháu để phát huy tối đa tiềm năng tố chất của mỗi trẻ, vì một thế hệ trẻ em tương lai của nước nhà không thua kém bạn bè trong khu vực và trên thế giới.

Grow PLUS+ – Sự lựa chọn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Bé nhà bạn đang thấp bé nhẹ cân, ngoài việc tìm nguyên nhân để chữa trị, việc tăng cường dưỡng chất cho bé có thể nói là then chốt, hãy bổ sung những sản phẩm dinh dưỡng cân đối, năng lượng cao vào khẩu phần của bé, giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng. (xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)

GrowPLUS+ suy dinh dưỡng với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết cho trẻ thiếu cân gầy còm; với MCT – chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; đồng thời việc được bổ sung Lysin, Kẽm, Fos/Inulin, Vitamin nhóm B kích thích sự ngon miệng, giúp trẻ thèm ăn; với Selen, Vitamin A-C-E, tăng cường bảo vệ cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và phòng chống bệnh tật; ngoài ra GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Omega 3, Omega 6, Taurin, Cholin trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.


GrowPLUS+ của NutiFood đã được Kiểm nghiệm lâm sàng bỡi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đạt hiệu quả tốt cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, qua nghiên cứu cho thấy trẻ sử dụng GrowPLUS+ có cân nặng, chiều cao tăng lên rõ rệt, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đã được cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ trẻ mắc cũng như tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp, tiêu chảy, táo bón; các chỉ số đánh giá phát triển vận động của trẻ đều tăng sau khi được sử dụng GrowPLUS+. Đặc biệt GrowPLUS+ được người tiêu dùng đánh giá là thơm ngon, dễ uống.

Để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng

Hiện nay, việc chăm sóc trẻ toàn diện là sự quan tâm của gia đình và xã hội. Đặc biệt những trẻ em suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng cần phải được can thiệp về dinh dưỡng kịp thời, đúng mực để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này và bắt kịp đà tăng trưởng.

Grow PLUS+ của NutiFood đã được Kiểm nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đảm bảo hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. 2 – 3 ly Grow PLUS+ mỗi ngày cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao; với MCT – chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; đồng thời kích thích sự ngon miệng nhờ được bổ sung Lysin, Kẽm, Fos/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn; tăng cường bảo vệ cơ thể với Selen, Vitamin A-C-E, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và phòng chống bệnh tật; ngoài ra Growplus còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Omega 3, Omega 6, Taurin, Cholin trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.

GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.


Đặc biệt với hương vị thơm ngon dễ uống, qua nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia hơn 93% các bà mẹ, người nuôi trẻ đều tin dùng sản phẩm này.

Hãy theo dõi chiều cao và cân nặng trẻ hàng tháng để biết sự phát triển của con mình và hãy chọn lựa những sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với cơ địa, thể trạng của các cháu để phát huy tối đa tiềm năng tố chất của mỗi trẻ, vì một thế hệ trẻ em tương lai của nước nhà không thua kém bạn bè trong khu vực và trên thế giới.

Hỏi đáp dinh dưỡng giúp bé tăng cân

Sản phẩm Grow PLUS+ được đảm bảo bởi Hệ thống Quản Lý Chất Lượng ABS-QE Hoa Kỳ, hoàn toàn không chứa bất kỳ chất kích thích tăng trưởng gây hại nào.

Bé nhẹ cân phải làm sao?

Hỏi: Con gái em được 29 tháng, cháu nhẹ cân chỉ được 11,5kg. Sáng cháu ăn 1 bát cháo, 9h uống 100ml sữa, 11h ăn cháo, 14h30 uống sữa, 18h ăn cháo, 21h uống 180ml sữa. Em cũng thay đổi món và cho bé ăn đủ như thịt bò, lợn, cá, cua, ngao… nhưng bé vẫn nhẹ cân. Bác sĩ cho em lời tư vấn để tăng cân cho bé ạ. Em xin cảm ơn!

Đáp: Chào bạn! Cháu hiện tại có cân nặng hơi thấp so với chuẩn, nhưng chưa suy dinh dưỡng bạn nhé. Bạn cho ăn số bữa như vậy là tốt rồi, các bữa ăn của bé ngoài cháo và các món thịt, cá được bạn thay đổi như vậy là rất tốt, bạn cần chú ý mỗi chén cháo của bé cần có 30 – 50g thịt, cá… như bạn chọn (chỉ tính phần ăn được) và 30g rau củ bằm mịn và 1 muổng canh dầu ăn nữa nhé, bên cạnh cần cho cháu ăn thêm 2 – 3 lần trái cây tươi trong ngày, có thể cho bé ăn thêm sữa chua, phô mai… Về sữa thì cháu uống như vậy hơi ít so với tuổi, bạn cần cho cháu uống mỗi lần khoảng 150 – 200ml, mỗi ngày ít nhất 500ml mới đủ nhé. Bé cần tăng cân nhanh một chút, vì vậy bạn cần tăng lượng thức ăn và sữa mỗi ngày so với hiện tại để bé tăng cân tốt hơn.


Lo lắng vì bé không lên cân.

Hỏi: Con trai em 12 tháng 20 ngày, nặng 10,5kg, cao 75cm. Em cho bé ăn 3 bữa trong ngày bé ăn rất tốt, uống sữa cũng nhiều nhưng mấy tháng liền bé không lên cân. Vậy em cần làm gì giúp bé lên cân nhanh ạ. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Đáp: Chào bạn! Hiện tại bé đang có chiều cao cân nặng rất tốt so với chuẩn, bé ăn tốt, uống sữa nhiều là một thuận lợi. Bạn nên chú ý 3 bữa ăn của bé mỗi bữa đủ 4 nhóm thực phẩm gồm cháo, thịt (cá, trứng, tôm, cua, lươn,…), rau củ và 1 muổng canh dầu ăn nhé, trong ngày cho bé ăn thêm 2 – 3 lần trái cây tươi, xen kẽ cho bé ăn thêm sữa chua, phô mai… để bé nhận đủ dinh dưỡng. Mỗi ngày bé cần uống 600 – 800ml sữa công thức theo độ tuổi nếu bé không còn bú mẹ. Bên cạnh đó, cần cho bé tắm nắng mỗi ngày và ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 10 giờ đêm, ngủ hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày giúp bé khỏe mạnh và tăng chiều cao tốt. Tuổi này bé không còn tăng cân nhanh như lúc nhỏ nữa, vì vậy bạn theo dõi cân nặng hàng tháng nếu bé tăng từ 100 – 300g là tốt nhất. Nếu bé không tăng cân trong 3 tháng liền bạn lo lắng là đúng, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn, chú ý dầu ăn và các chất dinh dưỡng như hướng dẫn, hy vọng bé sẽ tăng cân tốt.

Thân ái chào bạn!

  Sữa Grow Plus+ Dinh dưỡng đặc trị giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, lựa chọn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên bị thiếu cân còi cọc. Sản phẩm được đảm bảo bởi Hệ thống Quản Lý Chất Lượng ABS-QE Hoa Kỳ, hoàn toàn không chứa bất kỳ chất kích thích tăng trưởng gây hại nào. Đặc biệt, với công thức Weight Pro, gồm 3 tổ hợp chất thiết yếu hỗ trợ tối đa giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thiếu cân, gầy còm:
– Giàu dinh dưỡng: giàu năng lượng, chất đạm, chất béo cần thiết hỗ trợ quá trình phát triển cấu trúc và chức năng của cơ thể, rất cần thiết cho thể trạng thiếu cân, gầy còm của trẻ.
– Bảo vệ cơ thể: Các dưỡng chất hỗ trợ quá trình phát triển như Selen, Vitamin A, E, C tăng cường bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
– Kích thích ngon miệng: Lysin, kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình chuyển hóa, giúp trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng đồng thời kích thích sự thèm ăn.
Đặc biệt sản phẩm có cả dạng bột và dạng pha sẵn tiện lợi với chất lượng hoàn toàn như nhau, bạn có thể an tâm cho bé mang theo đến trường, đi chơi, đi du lịch…

Xem thêm các chủ đề:

Nuôi trẻ lớn nhanh khỏe mạnh

Trong chăm sóc trẻ, các bà mẹ luôn muốn biết mình cho con ăn uống đã đúng chưa, trẻ tăng cân hợp lý chưa, cũng như phải theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ như thế nào là phù hợp nhất?

Theo dõi tăng trưởng của trẻ

Thật sự không thể cân đong đo đếm chính xác năng lượng hàng ngày của trẻ được, nhưng chúng ta có thể biết được trẻ ăn đã đủ hay thiếu hay dư thừa là nhờ vào sự tăng cân của trẻ hàng tháng, so sánh với biểu đồ tăng trưởng. Nếu cân nặng của trẻ tăng quá nhanh so với chuẩn thì trẻ đã bị dư thừa năng lượng rồi. Trường hợp trẻ không tăng cân hoặc tăng cân quá ít so với chuẩn chứng tỏ trẻ đang bị thiếu năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Như vậy, việc theo dõi tăng trưởng của trẻ có thể giúp các mẹ nuôi trẻ “mập ốm” theo ý muốn rồi đó, bằng cách tăng giảm khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ nên thay đổi quan niệm một chút nhé, không nên đánh giá sức khỏe của trẻ bằng cách nhìn bề ngoài “tròn tròn, bụ bẫm” là “khỏe mạnh, dễ thương”. Mà cần phải theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, và trẻ khỏe mạnh là trẻ cân đối, có cân nặng chiều cao trong giới hạn bình thường theo tuổi, trẻ không suy dinh dưỡng cũng không thừa cân béo phì.

Trẻ tăng cân nhanh có tốt không?

Trẻ phát triển tốt nhất là tăng cân trong giới hạn bình thường theo độ tuổi, ở trẻ trên 1 tuổi mỗi năm tăng từ 2 – 3kg là bình thường, mỗi tháng trẻ tăng từ 100 – 200g tối đa 300g, nếu tháng nào trẻ tăng hơn 300g chứng tỏ mẹ đang cho trẻ ăn thừa năng lượng, cần giảm các thức ăn cung cấp nhiều năng lượng trong khẩu phần của trẻ như cháo, cơm, bún, phở…, dầu, mỡ… so với hiện tại, không cho trẻ ăn bánh, kẹo ngọt, chè, kem… nhưng chú ý đảm bảo đủ đạm thiết yếu cho trẻ từ thịt, cá nạc, đậu đỗ, sữa… nên chọn sữa thấp năng lượng, ít béo, ít đường, tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt… Nếu mẹ điều chỉnh kịp thời sẽ giúp phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ.


Làm gì khi trẻ chậm tăng cân?

Trẻ chậm tăng cân, nếu không phải trẻ đang bệnh hoặc mới khỏi bệnh chứng tỏ chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang bị thiếu, đầu tiên là thiếu năng lượng, sau đó là các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin, khoáng chất… Lúc này, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhiều hơn để phòng tránh suy dinh dưỡng(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)

Chế độ ăn lúc này tốt nhất nên nhiều hơn ngày thường mỗi ngày một bữa để bù vào phần thiếu hụt, tùy độ tuổi có thể là cơm, cháo hoặc sữa… Khẩu phần ăn hàng ngày vừa đảm bảo đủ vừa đảm bảo tính cân đối giữa năng lượng và các chất dinh dưỡng (4 nhóm thức ăn chính), giữa các chất dinh dưỡng với nhau, trong đó cần chú ý tỷ lệ hợp lý protein nguồn gốc động vật và protein nguồn gốc thực vật, các loại vitamin (A, B, C, D) và các khoáng chất như canxi, phospho, kẽm… Sử dụng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, giàu năng lượng, giàu protein, chất khoáng và vitamin cho bữa ăn của trẻ như đậu, rau xanh, quả chín, thịt, cá, trứng, sữa… và dầu mỡ trong mỗi bữa ăn, nên chọn sữa giúp tăng cân phù hợp theo độ tuổi.

Chế biến thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, cách nấu phải phù hợp sự tiêu hóa của mỗi độ tuổi, ví dụ trẻ chưa có răng phải nấu nhừ, băm nhuyễn, trẻ đủ răng có thể nhai thức ăn lợn cợn hơn, nguyên miếng nhưng cũng chú ý cắt thật mỏng, nấu thật mềm giúp bé dễ nhai, dễ nuốt và tiêu hóa tốt hơn. Ngược lại, cùng một loại thức ăn nhưng nếu cho bé ăn cứng hoặc quá thô có thể làm tăng “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa của trẻ, làm trẻ khó hấp thu hết gây thiếu hụt dinh dưỡng và còi cọc.

Cho trẻ ăn đúng cách, ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần chú ý tạo cho trẻ ăn uống đúng giờ, tạo nền nếp ăn uống tốt, chia đều các bữa ăn trong ngày, không cho trẻ ăn lặt vặt giữa các bữa này vì sợ trẻ đói, khiến trẻ luôn có cảm giác no, không muốn ăn gây chán ăn dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Hãy để trẻ đói trẻ sẽ ăn ngon miệng và hiệu quả dinh dưỡng cao hơn. Không nên biến bữa ăn trở thành áp lực với trẻ như la rầy, bắt ép trẻ ăn khi trẻ no hoặc không muốn ăn nữa. Nên chuẩn bị thức ăn thay thế bù vào (có thể là sữa hoặc bánh flan, chè…) khi trẻ bỏ bữa hoặc ăn được ít, không để trẻ đói, thiếu dinh dưỡng.

Dinh dưỡng đúng cách giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện, lớn nhanh, khỏe mạnh không để trẻ em suy dinh dưỡng nhưng cũng luôn lưu ý không ép trẻ ăn quá nhu cầu, thừa năng lượng gây thừa cân béo phì.


Xem thêm các chủ đề:

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:

Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:

– Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
– Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
– Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
– Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

– Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
– Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
– Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.


2. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng

– Không lên cân hoặc giảm cân
– Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
– Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
– Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
– Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
– Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

3. Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

– Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
– Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
– Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
– Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4. Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.

– Gạo, khoai tây.
– Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
– Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
– Dầu, mỡ.
– Các loại rau xanh và quả chín.

5. Chế độ ăn với bé suy dinh dưỡng nặng (độ III).

Cho nhiều bữa trong ngày.

– Tăng dần calo.
– Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ
Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6. Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

– Các loại Vitamin tổng hợp.
– Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
– Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).


– Bé phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
– Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.


8. Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).

Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:

– Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.
– Trẻ từ 6 – 12 tháng:
Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).
– Trẻ 13 -24 tháng:
6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng
9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
– Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
– Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
– Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
– Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
12h: Sữa: 200ml
14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
- Trẻ 25 – 36 tháng:
7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.
Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh:
20g (2 thìa cà phê).
17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau
20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

(PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải – Theo Viện Dinh dưỡng)

Xem thêm các chủ đề:

Cha mẹ và nỗi lo con thấp bé nhẹ cân

Là cha mẹ ai cũng mong muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất, ai cũng có thể hy sinh thời gian, tiền bạc và công sức để chăm sóc, nâng niu các thiên thần nhỏ của mình với ước mong con khỏe mạnh, cao lớn, thông minh…

Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ lại có cơ địa khác nhau, được chăm sóc dinh dưỡng khác nhau và tất nhiên sự phát triển cũng khác nhau, trong số đó có không ít trẻ rơi vào tình trạng thấp bé nhẹ cân.

Cách nào xác định trẻ thấp bé nhẹ cân?

Bạn hãy theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ từ 1 – 5 tuổi hàng tháng vào một ngày nhất định và chấm vào biểu đồ tăng trưởng của bé, bạn nên cân đo trên cùng 1 cái cân và 1 cây thước nhé, để con số theo dõi được chính xác nhất. Với bé dưới 24 tháng bạn đo chiều dài khi bé nằm, còn bé từ 2 – 5 tuổi bạn đo chiều cao khi bé đứng. Chú ý mỗi bé sẽ có 2 biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi, đồng thời biểu đồ của bé trai và bé gái cũng khác nhau.

Nếu các điểm này nằm trong giới hạn từ số -2 đến số 2 ở cột phải của mỗi bảng hay nằm trong vùng màu xanh chứng tỏ bé nhà bạn đang phát triển rất tốt; sau đó hãy nối các điểm này lại với nhau, trường hợp cân nặng, chiều cao của bé ở trong khoảng này nhưng lại có xu hướng nằm ngang hoặc đi xuống là bé đang có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, còn nếu nằm dưới đường này thì bé đã suy dinh dưỡng nhẹ cân hoặc thấp còirồi, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng khắc phục cho bé.(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)


Những nguyên nhân khiến trẻ thấp bé nhẹ cân

Sai lầm trong nuôi dưỡng
  • Trẻ không được bú mẹ đầy đủ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu hoặc bị cai sữa mẹ sớm, nuôi dưỡng không đúng phương pháp khi trẻ thiếu hoặc không có sữa mẹ.
  • Cho ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), hoặc không biết cách cho con ăn thêm bột, rau, trái cây, đạm, đặc biệt là chất béo … ngoài những bữa bú mẹ sau 6 tháng.
  • Không biết ép trẻ ăn khi mắc bệnh lại dễ dàng kiêng cữ mọi thứ khi trẻ bệnh chỉ cho ăn cháo muối hoặc cháo đường kéo dài nhiều ngày.
  • Nuôi dưỡng kém vệ sinh, trẻ không được chủng ngừa theo lịch…
Do bệnh lý

Bệnh nhiễm trùng như các viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hoá tái phát, biến chứng hậu sởi, tiêu chảy kéo dài…
Bệnh không do nhiễm trùng:
  • Các bệnh làm tăng nhu cầu chuyển hóa như cường giáp, bỏng, phẫu thuật, chấn thương, bệnh lý có dùng corticoid.
  • Bệnh làm mất chất dinh dưỡng, qua đường ruột (bệnh ruột mất đạm, hội chứng ruột ngắn, cắt dạ dày hay ruột non, cắt nối ruột, dò đường tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu, tiêu chảy nặng, suy tụy), qua thận (hội chứng thận hư, lọc thận mạn tính), các bệnh lý khác (vết thương hở, dẫn lưu áp xe, tràn dịch màng phổi dịch tiết)…
  • Các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, suy tim, bệnh gan mạn, viêm loét dạ dày, viêm khớp mạn, chậm phát triển tâm thần vận động, động kinh, hôn mê kéo dài.
Do cơ địa đặc biệt

Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh (dị tật hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, bệnh lý nhiễm sắc thể)…

Làm gì khi con thấp bé – nhẹ cân

Bạn phải thật bình tĩnh khi thấy bé bắt đầu có biểu hiện nguy cơ thấp bé nhẹ cân hoặc đã thấp bé nhẹ cân để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Tốt nhất bạn hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn đầy đủ. Khi đã biết được nguyên nhân, nếu do bệnh tật bác sĩ sẽ điều trị khỏi cho bé, nếu do chế độ dinh dưỡng bạn sẽ được tư vấn cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho bé để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thấp bé nhẹ cân và phát triển toàn diện.


Xem thêm các chủ đề:

Thai suy dinh dưỡng

Có từ 10-20% trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2.500g đã bị suy dinh dưỡng (SDD) từ trong bào thai. (Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)

Các nhà chuyên môn phân ra 3 mức độ suy dinh dưỡng:
  • Loại nhẹ: Trẻ có chiều dài bình thường và cân nặng giảm ít so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng.
  • Loại trung bình: Trẻ có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường.
  • Loại nặng: Trẻ có vòng đầu, chiều dài và cân nặng đều giảm.
Những trẻ có vòng đầu bình thường là loại suy dinh dưỡng nhẹ nhất, đa phần là do mẹ bị tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén thể nhẹ. Những trẻ này, khi phát triển trong thời kỳ bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn lắm, nếu sống qua được giai đoạn sơ sinh và nuôi dưỡng đúng cách thì sau này trẻ sẽ phát triển tương đối bình thường về mặt tinh thần và vận động, mặc dù khi sinh bị nhẹ cân.

Những trẻ có vòng đầu nhỏ khi sinh đã có biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào trong cơ quan, chủ yếu là tế bào não ngay trong bào thai. Nếu ở mức độ trung bình, trẻ có thể sống qua được giai đoạn sơ sinh, nhưng khi sinh những trẻ này thường bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, giảm đường huyết. Những trẻ này sẽ không phát triển bình thường, có khi chậm phát triển về tinh thần, chậm lớn và thậm chí còn có di chứng thần kinh. Nếu ở mức độ nặng, trẻ có thể bị chết trong giai đoạn sơ sinh (thường thấy phối hợp ở những thai có dị tật bẩm sinh) do bị ngạt, viêm phổi, hít phải nước ối và bị nhiễm trùng nặng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sinh non cũng như làm thai chậm lớn trong tử cung: người mẹ mắc các bệnh như tim, thận, thiếu máu, suy nhược, nhiễm độc thai nghén nặng, trường hợp lớn tuổi sinh con so, hay sinh quá nhiều… Những yếu tố này đều có thể dẫn đến sự chậm lớn của thai mà nguồn gốc chính là do rối loạn dinh dưỡng của nhau thai, thêm vào đó sự tổn thương và rối loạn huyết động ở bánh nhau sẽ cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi thai, làm cho đứa trẻ không thể lớn lên được. Ngoài ra, người ta thấy rằng, những người mẹ có chiều cao dưới 1,4m và cân nặng dưới 40kg có thể sinh con đủ tháng, nhưng cân nặng thường dưới 2.500g.

Để phòng tránh thai suy dinh dưỡng, người mẹ cần phải ăn uống đủ chất và khám thai định kỳ.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai:

Bệnh nhiễm trùng ở người mẹ

Nếu mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai dễ bị chậm phát triển. Hiện tượng suy dinh dưỡng của thai có thể xảy ra từ tuần thứ 20. Ở thời điểm này, siêu vi trùng trong cơ thể mẹ dễ xâm nhập vào nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến thai, làm ngừng sự phát triển của các tế bào. Những trường hợp này cũng dễ dẫn đến khả năng gây ra thai dị dạng. Do vậy đây là một nguy cơ gây suy dinh dưỡng thai trong tử cung cần được hết sức lưu ý.

Bệnh về nhau thai

Chủ yếu là tổn thương bánh nhau, gây rối loạn huyết động và dẫn tới suy nhau thai. Nhau thai bị bệnh thể hiện bằng nhiều hình thái như: có nhiều điểm tắc mạch nhỏ, gai nhau không có mạch máu, hoặc tắc mạch, bánh nhau bị vôi hóa từng vùng hay bị xơ hóa trong các bệnh nội tiết, nhiễm độc thai nghén kéo dài. Nếu nhau xơ hóa, gai nhau sẽ bị thoái hóa làm cho sự trao đổi sinh lý giữa mẹ và con bị suy giảm dẫn đến thai không phát triển được. Trường hợp bị suy mạn tính, thai có thể bị chết trong bụng mẹ, hoặc chết gần ngày sinh. Ngoài ra, các trường hợp dị dạng bánh nhau (động mạch đơn độc, hay dây rốn bám màng) cũng làm cho tuần hoàn mẹ con bị cản trở.

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Rất nhiều thực nghiệm đã cho thấy mẹ ăn uống kém khi có thai sẽ sinh ra con nhẹ cân. Sự rối loạn dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là thiếu protein (một chất quan trọng có vai trò trong sự phát triển của thai trong tử cung) sẽ làm cho thai chậm phát triển. Sự tăng cân chậm của người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hoặc tăng cân chậm dần từ tuần thứ 20 là nguyên nhân sinh ra thiếu cân.

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong huyết tương của mẹ đều qua được màng nhau thai để nuôi trẻ, trừ một số chất do bị cản trở, hủy hoại, biến chất, hoặc một số kháng thể không qua được màng nhau. Vì vậy khả năng phòng bệnh của đứa trẻ cũng sẽ kém, nhất là những trẻ vốn đã yếu sẵn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố kim loại như sắt, đồng, mangan, magie trong chế độ ăn của người mẹ cũng gây tác hại xấu cho thai. Nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khỏe mạnh mà thai vẫn phát triển chậm, thì phải chú ý tới sự cản trở vận chuyển các chất từ mẹ sang con và chắc chắn là bánh nhau không bình thường. Do vậy người mẹ cần đi khám để được điều trị.

Như vậy, trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và phải khám thai đầy đủ để sớm phát hiện và điều trị bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

(BS. Liên Hương – Theo SK & ĐS)

Xem thêm các chủ đề:

Phòng chống suy dinh dưỡng thai nhi

Theo nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc phát triển dinh dưỡng của bào thai và sức khỏe sau này của trẻ. Bạn cần biết được 4 yếu tố này để có biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng thai nhi.


Tuổi tác của người mẹ

Cơ thể của con người phát triển và lớn lên trong một quá trình rất dài, với phụ nữ độ tuổi trưởng thành khoảng 22 tuổi.

Do đó, độ tuổi từ  22-29 ở nữ có sức khỏe sinh sản tốt nhất, vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm – sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ. Từ độ tuổi 24-29, các điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời để trẻ được phát triển toàn diện.

Sức khỏe của bà mẹ

Sức khỏe của mẹ cũng sẽ là yếu tố quyết định cho sức khỏe của con. Nếu người mẹ khỏe mạnh sẽ sinh ra được những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp,… nguy cơ trẻ đẻ ra bị chậm phát triển hoặc dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, khi mẹ đang mắc những căn bệnh mãn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai.


Dinh dưỡng của người mẹ

Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng của mẹ. Các dưỡng chất từ mẹ, sẽ đi qua máu, qua nhau thai để cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai mẹ cần có chế độ ăn phù hợp cho mình và cho con.

Thành phần dinh dưỡng lúc này không chỉ cần có số lượng mà còn cần có chất lượng mới bảo đảm được sự phát triển của bào thai. Như khi mẹ ăn no, nhưng bữa ăn chỉ có tinh bột như cơm, khoai, đậu. Con sinh ra có thể có cân nặng tốt, nhưng chiều cao sẽ thấp, khi lớn lên đa số sẽ thấp lùn. Vì khung xương của trẻ cần được cấu tạo bởi dưỡng chất có từ chất đạm, đó là thịt, trứng, sữa, đậu, tôm, cá… Những dưỡng chất này sẽ giúp trẻ xây dựng nên các cơ quan như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu,…

Ngoài ra, mẹ cũng cần phải bổ sung đủ loại rau xanh, hoa quả vì trong đó chứa nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A, v.v…

Mẹ không nên chờ đến khi có thai mới bắt đầu chăm sóc cơ thể mà việc chăm sóc này cần được thực hiện sớm hơn để trẻ có được một cơ thể tương lai khỏe mạnh hơn. Đảm bảo bữa ăn luôn đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu nhé.

Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai và cho con bú

Khi mẹ có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, mẹ sẽ phải dành ra một phần đáng kể năng lượng cho sự phát triển của thai nhi và dự trữ để tạo sữa cho con bú.

Theo đúng tiêu chuẩn, vào thời kỳ cuối của thai kỳ, mẹ cần phải tăng cân từ 12kg trở lên (3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg). Nếu mẹ chỉ tăng được từ 6-7kg trong thời kỳ mang thai, sẽ không đủ dưỡng chất dự trữ để tạo sữa cho con. Chính vì vậy, mẹ cần có chế độ ăn uống thích hợp với tình trạng cơ thể và thai nhi. Đặc biệt đảm bảo đủ dưỡng chất và năng lượng cho mẹ và trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ngay từ khi còn là thai nhi.

Trong giai đoạn thai nghén mẹ vẫn có thể làm việc bình thường nhưng cần thiết tránh một số việc quá nặng nhọc, độc hại, không làm quá sức mà phải chú ý dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.


Tóm lại, 4 yếu tố trên đây rất có ý nghĩa quyết định đến phát triển bào thai, sức khỏe trẻ lúc ra đời, sức khỏe thể chất và trí tuệ lâu dài sau này. (những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)

Xem thêm các chủ đề:

Vì sao trẻ biếng ăn?

Nếu bạn đã và đang nuôi trẻ nhỏ, hoặc nhìn thấy cảnh mẹ cho trẻ ăn thì ít nhiều sẽ có phần ngao ngán, bởi không phải trẻ nào cũng dễ ăn nếu không muốn nói rằng: để trẻ ăn ngoan lắm lúc khó khăn vô cùng! Chính vì thế việc trẻ biếng ăn luôn là một trong những nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ.

Biếng ăn là tình trạng trẻ không ăn, ăn ít, hoặc không muốn ăn vì nhiều nguyên nhân, lâu dần dễ dần đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, khiến trẻ thiếu sức đề kháng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ.(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)

Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ:
  1. Biếng ăn do bẩm sinh
Khi trẻ biếng ăn do bẩm sinh, trẻ chỉ thích ngủ và thường ngủ nhiều, không muốn ăn, uống bất bất cứ món gì, kể cả nước, cũng không thích một loại thực phẩm nào.

Nhóm trẻ biếng ăn do bẩm sinh cần được chăm sóc ở một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nhưng bạn đừng vội lo lắng khi thấy con mình chối bỏ hết mọi thứ bạn cho nhé! Vì dạng trẻ biếng ăn này thường rất hiếm! Không phổ biến đâu!.
  1. Trẻ biếng ăn do thiếu hoặc thừa vi chất dinh dưỡng
Việc thừa hay thiếu các loại vi dưỡng chất cần thiết như Magie, Kẽm, Canxi, và các loại vitamin đều có thể gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ, khiến trẻ kém hấp thu và chậm phát triển.

Nếu nghi ngờ bé yêu bị thiếu một trong những loại vi chất trên, bạn đừng nôn nóng bổ sung ngay cho bé khi chưa biết chính xác bé thiếu khoáng chất nào, mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cả về liều và loại thuốc/ thực phẩm chức năng cần dùng nhé!.
  1. Biếng ăn do chế độ ăn không phù hợp

Nhiều phụ huynh mắc các sai lầm dễ dẫn đến việc trẻ không muốn ăn như:
  • Áp dụng khẩu phần ăn cho bé quá sớm (trước 4 – 6 tháng tuổi tùy trẻ)
  • Cho trẻ ăn thức ăn hầm nhừ, xay nhuyễn dù trẻ đã hơn 2 tuổi
  • Pha bột quá đặc khi mới cho trẻ tập ăn
  • Thường xuyên phải ăn những món giống nhau
Bên cạnh đó, lưỡi của mỗi trẻ nhỏ có cấu trúc gai vị giác khác nhau và khác bố mẹ, nên việc nêm nếm thức ăn không hợp khẩu vị có thể khiến trẻ lười ăn, từ đó cơ thể không hấp thu được các chất và dẫn đến suy dinh dưỡng.
  1. Biếng ăn do bệnh lý
Những chứng bệnh thường gặp ở trẻ như sốt, ho, sổ mũi, sâu răng, nhiệt miệng, rối loạn tiêu hóa… đều khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ, dễ dẫn đến sụt cân, xanh xao và yếu sức.

Không chỉ vậy, việc bố mẹ cho trẻ dùng nhiều loại thuốc kích thích ăn ngon miệng đôi khi có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây phản tác dụng kích ăn ở trẻ.

Để tránh suy dinh dưỡng cho trẻ sau thời gian mắc bệnh, các mẹ không nên quá kiêng cử mà hãy cho trẻ ăn những món yêu thích, được nấu mềm nhuyễn, dễ nuốt, bổ sung thêm sữa, nước trái cây và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  1. Trẻ biếng ăn do sinh lý
Sức ăn của trẻ sẽ giảm khi trẻ dần lớn và dần trải qua các giai đoạn phát triển như tập bò, tập đứng, tập nói, mọc răng,… Các mẹ đừng quá lo lắng! Vì đây chỉ là tình trạng biếng ăn sinh lý, chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn, sau đó bé sẽ lại ăn uống như bình thường.
  1. Trẻ biếng ăn do tâm lý

Chắc hẳn bạn đã thấy cảnh mẹ đút bé không ăn nhưng bà, dì hay ai đó khen ngoan, dỗ ngọt thì bé lại nuốt ừng ực. Trẻ con chưa nhận thức được nhiều nên các bé rất dễ sợ hãi và có tâm trạng không tốt, đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng và thường xuyên dần đến tình trạng trẻ biếng ăn. 
Vì vậy, các mẹ nên tránh:
  • Buộc bé ăn hết bát trong 15 phút!
  • Ép bé ăn món mà bé không thích
  • Bắt trẻ ngồi yên một chỗ cho tới khi ăn xong
  • Hòa thuốc vào thức ăn, sữa, … sẽ làm trẻ có ấn tượng lâu dài về bữa ăn không ngon đó
  • Hăm dọa đánh nếu bé không ăn
  • Bắt trẻ ngừng làm việc yêu thích để ăn
Và nhiều tình huống thường gặp khác, bạn nên thật khéo léo để bé vừa vui vừa ăn, việc tạo nên bữa ăn không căng thẳng là một thành công lớn trong chiến dịch chống biếng ăn của các mẹ đấy!

Hiểu và xác định được nguyên nhân gây biếng ăn của bé yêu sẽ giúp bố mẹ tìm ra được cách khắc phục và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

Ngày nay, có nhiều thực phẩm chức năng, thực phẩm đóng gói bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nhưng bạn nên nhớ những sản phẩm đó chỉ nên để dành dùng khi bất khả kháng, tạo thói quen cho bé dùng những sản phẩm đó thật không nên chút nào! Bởi việc cho bé ăn những nguyên liệu tự nhiên luôn luôn tốt hơn cả.

Dù nhịp sống có bận rộn, bạn cũng hãy dành thời gian ở bên bé, quan tâm và lắng nghe bé muốn gì, khi đó, việc cho con ăn sẽ không còn là một tập phim đầy nước mắt. Chống lại biếng ăn là cách hữu hiệu để đầy lùi suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hãy là một người mẹ thông thái, luôn hiểu để yêu chiều bé đúng cách bạn nhé!

Vì sao bé cứ lắc đầu “chả” ăn?

Một trong những mối quan tâm lo lắng hiện nay của các gia đình đó là thói quen ăn uống của con mình. Bé cứ ngồi nhơi nhơi, rề rề, ẹo qua, ẹo lại, ngậm thức ăn không nuốt, các ông bố bà mẹ mất cả giờ đồng hồ để dỗ dành mà chén thức ăn chẳng vơi đi, cơm canh nguội ngắt hết cả ngon…họ cảm thấy bất lực, bực bội, lo lắng vì con biếng ăn mà không biết phải làm gì.

Biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý

Có rất nhiều nguyên nhân làm bé biếng ăn và việc xác định nguyên nhân này hết sức quan trọng để tìm giải pháp khắc phục.
 
Trước hết cần phải lưu ý phát hiện các nguyên nhân biếng ăn bệnh lý như: nhiễm trùng do vi trùng hay vi rút xâm nhập; hoặc trẻ có bệnh về răng, miệng, mũi, họng; hoặc do rối loạn tiêu hóa; hoặc do thiếu vitamin, khoáng chất … làm trẻ mệt mỏi, sốt, ho…và đương nhiên sẽ bỏ ăn, bỏ bú, sụt cân… Việc cần thiết là điều trị dứt điểm bệnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi bắt kịp đà tăng trưởng.

Một nguyên nhân khác là biếng ăn do thuốc, do uống kháng sinh, sử dụng thuốc đặc trị kéo dài hoặc tự ý sử dụng thuốc bổ liều cao kéo dài.

Bé cũng sẽ có một số giai đoạn biếng ăn sinh lý trùng vào các thời điểm mọc răng, biết bò, biết đi… bé tự dưng ăn ít trong vài ngày nhưng vẫn vui vẻ chơi đùa, sau đó bé tự ăn lại bình thường. quan trọng là cha mẹ phải hiểu những điều này không nên ép trẻ ăn quá mức lại gây ra biếng ăn tâm lý.


Biếng ăn tâm lý

Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là biếng ăn tâm lý, do cha mẹ không hiểu được tâm sinh lý của bé. Do cuộc sống bận rộn, căng thẳng, không có nhiều thời gian nên bữa ăn của bé không thoải mái, không có thời gian bé vừa ăn vừa chơi để khám phá sự tuyệt diệu của thức ăn bằng tất cả các giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, được cầm, bốc thức ăn hay thị giác chén dĩa hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc… Bé không chịu ăn vì các ám ảnh về không khí của bữa ăn, loại thức ăn, mùi vị thức ăn… hay đơn giản chỉ là một biểu hiện tâm lý để chứng tỏ chính mình, như là một “vũ khí” chống lại người lớn trước sự nhồi nhét hay để đòi hỏi một nhu cầu nào khác mà không được đáp ứng.

Những sai lầm dẫn đến biếng ăn

Ngay từ giai đoạn bú sữa một số người pha sữa cho bé đặc hơn, pha sữa với nước hầm xương, nước cơm, bột vì nghĩ sẽ nhiều dưỡng chất hơn nhưng lại làm bé khó tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến không chịu bú.

Kế tiếp là giai đoạn ăn dặm cũng rất quan trọng, ăn quá sớm (trước 4 tháng tuổi) dễ làm rối loạn tiêu hóa. Chế biến thức ăn theo cách cổ điển của ông bà xưa ngày nào cũng hầm xương, khoai tây, cà rốt, củ dền…thành công thức đơn điệu mỗi ngày làm cho bé ngán, mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn hoặc các bữa ăn chỉ hầm lấy nước thịt, rau củ mà không có xác dẫn đến bé bị thiếu những dưỡng chất quan trọng như đạm, lysine, kẽm… đều gây biếng ăn. Hoặc cho bé ăn cơm quá sớm lúc 10 – 12 tháng khi bé chưa đủ răng nhai làm bé khó tiêu hóa và ăn không được nhiều, một số gia đình lại xay nhuyễn thức ăn cho đến khi trẻ 2 – 3 tuổi làm bé không có phản xạ nhai để thưởng thức các loại thức ăn khác nhau, chỉ biết nuốt thức ăn như bổn phận.

Bên cạnh đó, việc kiêng cữ quá mức khi trẻ bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, sốt… chỉ cho ăn cháo trắng, kiêng dầu, mỡ, thịt cá làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng sau bệnh (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng), chậm hồi phục gây biếng ăn kéo dài.

Đồng thời việc cho trẻ sử dụng trước bữa ăn các loại thức ăn vặt như bánh kẹo, chocolate, kem, nước ngọt, thức ăn nhanh… làm bé ngang bụng, càng biếng ăn hơn.

Bé nhà bạn có thật sự biếng ăn không?

Thực tế có một số các trường hợp bé biếng ăn do cha mẹ cảm thấy hơn là biếng ăn thật sự. Bé vẫn phát triển cân nặng chiều cao đều đặn, vẫn khỏe mạnh và vui chơi, như vậy là bữa ăn đã đủ nhu cầu, dù số lượng thức ăn không bằng các bé khác cùng lứa tuổi, trong khi mong muốn của bố mẹ là con ăn nhiều hơn nữa, tăng cân nhanh hơn nữa nên cố ép trẻ ăn vô tình làm trẻ trở nên biếng ăn thật sự.

Hãy lưu ý rằng mỗi cá thể là khác nhau, nhu cầu cơ thể cũng khác nhau và sự tăng cân cũng không trẻ nào giống trẻ nào, miễn là bé vẫn tăng cân đều, khỏe mạnh, lanh lợi, hoạt bát, vui vẻ chứng tỏ bé đã nhận đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.

Tóm lại vì sao con “chả” ăn

– Do bầu không khí ăn uống căng thẳng, đầy bạo lực;
– Thời điểm cho ăn dặm không phù hợp;
– Do cách chế biến thức ăn sai lầm, đơn điệu;
– Do con sắp bệnh hay đang bệnh, con đang mọc răng, con chuẩn bị tập bò, tập đi; và
– Do dùng thuốc bổ quá liều, hoặc do cha mẹ lo con… biếng ăn trong khi con chẳng biếng ăn.

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes