BREAKING NEWS

Wednesday, September 30, 2015

Ngăn ngừa và phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng adminsuckhoe

Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi là nỗi lo của nhiều bố mẹ. Vì vậy, muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của cả gia đình và bắt đầu ngay từ khi người mẹ mang thai. ( Xem nhữngbiểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng )
Chăm sóc ăn uống cho phụ nữ có thai là một trong những cách cực kỳ hữu hiệu để ngăn ngừa trẻ bị suy dinh dưỡng. Giai đoạn mẹ mang thai cần tăng 10-12 cân và thường xuyên khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
Cho trẻ ăn dặm thêm khi trẻ tròn 6 tháng. Trong bữa ăn, cho thêm 1-2 muỗng dầu, mỡ để tăng cuờng năng luợng cũng như cung cấp chất béo thiết yếu cho trẻ.
Phụ nữ có thai uống viên sắt/acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một năm. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
Bữa ăn cần đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm, phấn đấu bữa ăn nào cũng có đủ 4 món. Ngoài cơm (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước cùng các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ăn ngon miệng.
Tháp dinh dưỡng cân đối hàng ngày cho trẻ mầm non từ 2 – 5 tuổi
Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Ðảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh.
Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống văn hoá, năng động, lành mạnh. Có biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc bố mẹ cần chú ý các khâu sau:
Vệ sinh ăn uống
Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn lại, ngay cả thức ăn nấu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn vì đó là nguồn gây bệnh: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ.
Vệ sinh cá nhân
Tập cho trẻ có thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng.
Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Tập trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không nên ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng đến răng lợi. Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng xà phòng, cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt không cho trẻ mút tay hay ngậm mút đồ vật, đồ chơi lên miệng để tránh giun sán.
Vệ sinh môi trường
Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sạch sẽ có ánh sáng và ánh nắng mặt trời. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Chăm sóc tâm lý
Yêu thương, vỗ về và thể hiện tình cảm trìu mến với trẻ. Giai đoạn này trẻ hình thành tư duy và thói quen bắt chước theo, vì vậy trẻ cũng muốn được khích lệ, nô đùa và thậm chí đọc truyện, chuyện trò với trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Chăm sóc khi trẻ bị bệnh
Khi trẻ ốm, bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần đặc biệt chú ý khâu xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục. GrowPLUS+ của NutiFood với công thức Weight Pro+ đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; việc bổ sung Lysin, Kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A-C-E; Sữa GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.
Dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Nuôi trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?

Nếu bạn đang nghĩ trẻ bị gầy, ốm yếu, trơ xương mới là suy dinh dưỡng và hoàn toàn yên tâm với dáng hình tròn trĩnh của bé yêu nhà mình thì hãy cân nhắc lại, bởi ngay cả khi trông bé thật bụ bẫm, bé vẫn có thể đang bị suy dinh dưỡng đấy! (Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
Tình trạng suy dinh dưỡng hình thành do cơ thể bé không hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ.
Có hai loại nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
Nguyên nhân bên ngoài:
  • Do điều kiện ăn uống thiếu thốn, chế độ ăn không hợp lý
  • Môi trường sống không trong lành
Nguyên nhân bên trong:
  • Hệ tiêu hóa làm việc kém do trước đây bé bị cai sữa sớm, tập ăn dặm sớm, ăn những loại thức ăn không phù hợp
  • Trẻ biếng ăn
  • Trẻ đang mắc một loại bệnh nào đó
  • Trẻ được cung cấp không đúng về lượng các chất dinh dưỡng
Việc cung cấp các chất dinh dưỡng không đúng lượng phù hợp như thừa tinh bột mà thiếu khoáng, vitamin, … sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ. Đó cũng là lý do vì sao mặc dù trông bụ bẫm nhưng bạn vẫn chưa thể yên tâm về chế độ dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình.
Vậy làm sao để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không?
Để sớm phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, bạn cần chú ý theo dõi bé thông qua các chỉ số chiều cao, cân nặng và những biểu hiện bên ngoài.
Về các chỉ số:
Cân nặng trng bình lúc mới sinh của một đứa trẻ khỏe mạnh là 3kg, nếu bé nhà bạn nhẹ hơn 2,5kg lúc mới sinh dù sinh đủ ngày tháng, thì bạn nên chăm sóc bé thật kỹ vì bé đã bị suy dinh dưỡng từ khi còn trong bụng mẹ.
5 tháng sau sinh bé sẽ tăng gấp đôi cân nặng lúc mới sinh, và gấp ba khi bé được 12 tháng. Những năm kế tiếp trung bình bé sẽ tăng thêm 2kg. Nếu con bạn đạt quá thấp so mức trung bình này thì bé đang có hiện tượng suy dinh dưỡng dẫn đến tăng cân chậm hoặc không tăng.
Nói đến chiều cao, khi một đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra sẽ đạt mức trung bình là 50cm, 1 tuổi đạt 75cm, 3 tuổi đạt 95cm, 4 tuổi là 100cm và giai đoạn kế tiếp mỗi năm bé tăng trung bình khoảng 5cm. Bạn nên theo dõi chiều cao của bé đều đặn theo từng giai đoạn để sớm phát hiện và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Bên cạnh đó, khi trẻ bên bờ vực suy dinh dưỡng sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết sau:
  • Trẻ chậm biết ngồi, đứng, đi, nói, … như những đứa trẻ khác
  • Trẻ biếng ăn hoặc ăn ít nhưng cũng không ham chơi
  • Bé trở nên kém linh hoạt, lười vận động, hay quấy khóc
  • Dễ mắc bệnh
  • Da xanh, cơ nhão
  • Tay chân và các bộ phần dần teo đi (suy dinh dưỡng thể teo đét) hoặc sưng phù (suy dinh dưỡng thể phù)
  • Có khi bụng sẽ to lên nhưng các chi teo nhỏ (suy dinh dưỡng thể hỗn hợp)
Suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi là một bệnh biểu hiện tình trạng thiếu hụt mãn tính chất dinh dưỡng nên không thể điều trị nhanh, mà cần có một thời gian để cải thiện.
Nếu bé nhà bạn đang đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa, tức cân nặng của bé chỉ đặt 60 – 80% theo chỉ số tiêu chuẩn thì bạn cần áp dụng những điều sau:
  • Nếu đang tập cho bé ăn dặm, bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn của bé, bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng: thịt, cá, rau xanh, dầu, … với nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa mẹ
  • Nhiều mẹ khi thấy trẻ biếng ăn thường dứt hẳn sữa để bé ăn tốt hơn nhưng điều này là hoàn toàn không nên, bởi khi đó bé vẫn không hết biếng ăn nhưng khẩu phần lại mất đi 300 – 400ml sữa mỗi ngày cùng những dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ.
  • Nếu trẻ không chịu ăn, bạn cần kiên trì cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày
  • Liên tục thay đổi món và thay đổi cách nêm nếm phù hợp với khẩu vị trẻ dựa vào biểu hiện của bé khi ăn
  • Tạo không khí vui tươi, không áp lực trong bữa ăn của bé
  • Khuyến khích bé vận động, vui chơi và thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng
  • Bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt trong bữa ăn phụ hoặc dùng thêm các loại sữa dinh dưỡng
  • Nếu trẻ đang trong giai đoạn cho bú thì tiếp tục duy trì nguồn dinh dưỡng này cho đến khi bé được 18 – 24 tháng
Nếu bé suy dinh dưỡng nặng (thể teo đét, thể phù, thể hỗn hợp) thì bé cần được sự chăm sóc của bác sĩ tại bệnh viện. Do đó, bạn cần theo dõi sự phát triển của trẻ để nhanh chóng phát hiện những bất thường và kịp thời thăm khám.
Đừng để bé yêu của bạn phải chịu nhiều thiệt thòi chỉ vì thiếu chất dinh dưỡng!

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhưng dù nguyên nhân là gì thì trọng tâm vẫn nằm trong chế độ dinh dưỡng cho bé, trẻ bị suy dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao và thậm chí cả trí thông minh của trẻ.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, suy giảm sức đề kháng và trí tuệ của trẻ. (Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Bé suy dinh dưỡng ăn gì?
Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng không khó và cực lắm đâu, chủ yếu chế độ ăn của trẻ đảm bảo hai nguyên tắc: tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng hay biếng ăn và quấy khóc
Đầu tiên là vấn đề tăng năng lượng cho trẻ thông qua tăng lượng dầu mỡ, cố gắng nấu thức ăn đặc hơn và tăng dần số lượng bữa ăn mỗi ngày cho trẻ. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm, đặc biệt dầu cá hồi, dầu thực vật… còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nữa. Vì vậy, trung bình mỗi bát bột, cháo hoặc cơm mẹ cho thêm một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Thay vì mỗi ngày chỉ ăn 3 bữa chính, mẹ cố gắng tăng lên 5-6 bữa ăn, mẹ có thể cho bé ăn thêm buổi tối trước khi đi ngủ và thường ngày cố gắng chia thêm 1-2 bữa phụ cho trẻ như tăng cường cho trẻ ăn thêm phomai, uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối… thường xuyên thay đổi món ăn cho bé đỡ ngán.
Vấn đề tăng chất dinh dưỡng, một mẹo nhỏ cho các mẹ đó là thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, cho ăn cả xác thực phẩm, khi chế biến mẹ nên băm nhỏ, nấu mềm và nêm khẩu vị phù hợp với trẻ, trẻ thích ăn nhạt và không thích nhiều mùi gia vị. Mẹ bổ sung nhiều thực phẩm: trứng, thịt, cá, rau xanh, củ quả… hằng ngày cho trẻ.
Dưới đây là các loại cháo rất bổ dưỡng, rất tốt để phục hồi cho trẻ em suy dinh dưỡng.
Cháo ếch
Cháo ếch – thực đơn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng.
Chuẩn bị nguyên liệu
– Ếch: 1 con (150-200 gr)
– Cà rốt: 1 củ khoảng 50 gr (nên chọn cà rốt Đà Lạt)
– Gạo tẻ, gạo nếp: 1 nắm
  • Dầu ăn: 10mg (2 muổng canh)
– Gia vị
Cách làm:
– Ếch sau khi mua về cắt bỏ bàn chân, đầu và nội tạng, sau đó ướp gia vị, mắm muối trong 20 phút.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa thật sạch và xay thành bột.
– Gạo vo sạch sau đó nấu nhừ thành cháo, sau đó bỏ ếch vào đến khi ếch mềm thì bỏ cà rốt vào khuấy đều đến khi cháo sôi trở lại là có thể cho bé ăn.
Ăn mỗi ngày một lần và kéo dài từ 5-10 ngày loại cháo ếch này là một giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn.
Cháo tim heo                                                                         
Nguyên liệu:
– Tim heo: 100 gr
– Gạo nếp: 1 nắm
– Hạt cau: 1 nửa hạt
  • Dầu ăn: 10mg (2 muổng canh)
– Gia vị
Cách làm:
– Tim heo sau khi mua về rửa thật sạch, sau đó cắt và băm nhỏ rồi ướp với các loại gia vị cùng mắm muối. Tiếp đến, xào chín phần tim heo bằm này.
– Hạt cau cho vào chén giã nhỏ, cho vào 300 ml nước lạnh khấy đều sau đó lọc lấy phần nước.
Lấy phần nước cau nấu cháo gạo nếp. Ninh cháo thật nhừ sau đó bỏ phần tim heo vào khuấy đều, nêm cho vừa ăn thì tắt bếp.
Cháo này thích hợp ăn lúc còn âm ấm, cho trẻ ăn ngày 2 lần vào lúc đói, ăn một tuần 3 lần, cứ 2 ngày ăn 1 lần. Nên cho trẻ ăn kéo dài khoảng 2 tuần
Cháo chim cút
Nguyên liệu:
– Chim cút 1 con (250 – 300g),
– Gạo nếp 30g
– Gạo tẻ 50g
– Vỏ quýt khô 30g
  • Dầu ăn: 10mg (2 muổng canh)
– Mắm muối vừa đủ.
Cách làm:
– Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút.
– Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo.
Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.
Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) đặc biệt là canxi qua thực phẩm sữa để giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn. Sữa GrowPLUS+ của NutiFood giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Công thức Weight Pro+ đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn. GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.
GrowPLUS+ Suy Dinh Dưỡng – Dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Thế nào là suy dinh dưỡng thấp còi?

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ phát triện chậm về chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ trước 3 tuổi, nguyên nhân phần lớn do suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Những trẻ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ kém phát triển chiều cao khi trưởng thành, dễ mắc bệnh, sức khỏe lao động kém hơn so với người bình thường và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt, các bé gái bị tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi khi trưởng thành, sinh con sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi. ( xem những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng )
Trẻ nào có dễ gặp phải suy dinh dưỡng thấp còi?
  • Thứ nhất, nếu là trẻ sinh non hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, tức là trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh dưới 2.500g.
  • Thứ hai là nhóm trẻ bị dị tật bẩm sinh, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. Hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Thứ 3 là trẻ bị còi xương, trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý sẽ rất có nguy cơ bị mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng thấp còi làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi có xu hướng bắt đầu đi học muộn hơn, bỏ học và khả năng học tập kém hơn do tổn thương não bộ và chậm phát triển trí lực trong những năm đầu đời.
Những người trưởng thành từng bị thấp còi khi còn nhỏ thường có xu hướng mắc các bệnh như cao huyết. Phụ nữ bị thấp còi có xu hướng sinh con nhỏ và nhẹ cân – do đó tạo ra vòng luẩn quẩn của tình trạng dinh dưỡng kém, ảnh hưởng tầm vóc của thế hệ sau.
Chế độ chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Về dinh dưỡng:
Tất cả trẻ em cần được cho bú mẹ sớm (trong vòng một giờ đầu sau sinh) và cho bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, và tiếp tục bú đến 2 tuổi. Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì trẻ cần được bổ sung sữa bột công thức phù hợp với tháng tuổi. Khi trẻ đã lớn vẫn cần được bổ sung canxi bằng cách uống sữa đều đặn mỗi ngày, bởi canxi trong sữa dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.
Đặc biệt, Sữa GrowPLUS+ của NutiFood, sản phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng đầu tiên có mặt trên thị trường, giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà bé suy dinh dưỡng thấp còi thường bị thiếu hụt như kẽm, lysin, vitamin nhóm B, vitamin A, C, E… giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng cân khỏe mạnh hơn.
GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.
Nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết theo lứa tuổi của trẻ. Bổ sung nhiều các loại thức ăn có nhiều đạm như: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa. Và các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu… vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.
Rau xanh và các loại quả chín cũng là những loại thực phẩm không thể thiếu để giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, lại giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón và hấp thu tốt hơn các vi chất như canxi, kẽm, sắt, các loại vitamin.
Về tập luyện
Thể dục thể thao đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển chiều cao của mỗi đứa trẻ. Để trẻ được phát triển toàn diện khỏe mạnh và thông minh, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ tập luyện các môn thể thao phù hợp với trẻ như bơi lội, đạp xe, điền kinh, bóng rổ, cầu lông…
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý các giai đoạn quan trọng phát triển chiều cao của trẻ:
Giai đoạn bào thai: ở giai đoạn này, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng dẫn đến cân nặng và chiều cao không đạt chuẩn thì nguy cơ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.
Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: lúc này, chiều cao của trẻ sẽ bằng 1/2 chiều cao lúc trẻ dậy thì, vì vậy ở giai đoạn này, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất để đạt được chiều cao tối đa
Giai đoạn tiền dậy thì: theo nghiên cứu, giai đoạn này phổ biến vào khoảng 10 – 13 tuổi ở bé gái, 13 – 17 tuổi ở bé trai. Ở giai đoạn này quan trọng này, trẻ cần có chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách nhất bởi đối với bé gái, sau khi hành kinh và bé trai sau 17 tuổi sẽ rất khó có thể cao được nữa.

Thế Nào Là Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.
Tìm hiểu về nguyên nhân gây suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe phổ biến và tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống không chứa đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Có nhiều lý do khác có thể xảy ra như:
  • Trong sinh hoạt thường ngày, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi)
  • Thức ăn không hợp khẩu vị hợp hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau
  • Do trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…) phải sử dụng thuốc có hiệu quả diệt vi trùng gây bệnh, cùng lúc sẽ diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn.
  • Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu ngày sẽ gây ra bệnh chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng
Dấu hiệu của suy dinh dưỡng
Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng có thể bao gồm những nguyên nhân như: cân nặng không tăng trưởng như mức dự kiến. Hoặc tụt giảm từ 5-10% hoặc hơn so với trọng lượng cơ thể của trẻ trong vòng 3-6 tháng.
Phát sinh những thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như thường xuyên quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp hơn hẳn bạn cùng lứa. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Đặc biệt, dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là khi trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.
Hậu quả từ việc suy dinh dưỡng
Trẻ em suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng quan tâm nhất là việc trẻ bị phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần. Suy dinh dưỡng khiến tất cả các cơ quan giảm phát triển, thứ nhất là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.
Thứ hai là giảm phát triển trí não, chậm chạp , giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành.
Điều trị suy dinh dưỡng
Tùy thuộc vào nguyên nhân đang gây ra bệnh suy dinh dưỡng và mức độ nghiêm trọng để đưa ra phương pháp điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện. Thông thường, thay đổi chế độ ăn uống là biện pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống có thể cần phải gia tăng hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm của trẻ, hoặc dùng thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngăn ngừa suy dinh dưỡng trẻ em
Các biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài từ 18 – 24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa cần có nguồn sữa phù hợp để thay thế cho trẻ.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng cân khỏe mạnh: Cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như bột, đường, đạm béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi mới, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nấu thức ăn chín kỹ để phòng tránh trẻ các bệnh đường ruột như giun, sán.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.
  • Không lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ, chỉ dùng kháng sinh đủ liều và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong thời gian bệnh và sau để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ. Tiêm chủng và xổ giun định kỳ.

Suy dinh dưỡng là thiếu hụt những chất gì?

Như chúng ta đã biết, suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, vận động và phát triển của trẻ. Suy dinh dưỡng trẻ em có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, về da, còi cọc hoặc sự phát triển xương bị khiếm khuyết, và thậm chí là giảm trí thông minh. (Xem thêm những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Khi đã xác định trẻ bị suy dinh dưỡng, cần tìm ra nguyên nhân và biết được trẻ đang thiếu hụt những dưỡng chất nào để bổ sung đầy đủ.(Xem thêm những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Các dưỡng chất thường thiếu hụt dẫn đến suy dinh dưỡng
Sắt
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em phổ biến nhất trên toàn thế giới là do thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu. Sắt được tìm thấy trong thực phẩm như thịt đỏ, đen, rau lá xanh, lòng đỏ trứng. Nó giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu. Khi bạn đang thiếu chất sắt, cơ thể trẻ giảm sản xuất hồng cầu hoặc lượng hồng cầu được tạo ra nhỏ hơn và nhạt màu hơn so với hồng cầu của một cơ thể khỏe mạnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 30% trẻ em trên thế giới mắc phải tình trạng này. Phổ biến ở cả các nước đang phát triển (WHO). Trong thực tế, thiếu sắt ảnh hưởng đến rất nhiều người mà tình trạng này đã được công nhận rộng rãi là một “căn bệnh”  của y tế công cộng.
Vitamin A
Theo WHO, thiếu vitamin A là tình trạng thường gặp ở trẻ biếng ăn. Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của mắt và chức năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Đối với trẻ sơ sinh, nguồn vitamin A tốt nhất chính là sữa mẹ. Với các bé ở độ tuổi ăn dặm trở lên, điều quan trọng là phải ăn nhiều thức ăn có nhiều vitamin A, trong đó có rau xanh hoặc vàng như cà rốt, cải xoăn, bông cải xanh, khoai lang, các loại hoa quả màu vàng cam như mơ, đu đủ, và đào.
Vitamin B1
Một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng phổ biến khác là việc thiếu hụt vitamin B1 (xem thêmthế nào là suy dinh dưỡng). Vitamin B vô cùng cần thiết cho cơ thể để các chức năng thần kinh phát triển và hoạt động bình thường. Thiếu Vitamin B có thể dẫn đến việc dây thần kinh và các cơ bắp bị tổn thương, rất dễ ảnh hưởng đến tim mạch.
Vitamin B3
Sự thiếu hụt vitamin B3 có thể dây ra các loại bệnh về da, về đường ruột. Vitamin B3 có nhiều trong các thực phẩm giàu protein như các loại thịt .
Vitamin B9
Vitamin B9, thường được gọi là folate hoặc acid folic sẽ giúp cơ thể tạo ra hồng cầu và sản xuất DNA, nó cũng hỗ trợ phát triển trí não và chức năng của hệ thống thần kinh. Vitamin B9 đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển não và tủy sống. Thiếu Vitamin B9 có thể dẫn đến dị tật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc tăng trưởng hoặc thiếu máu ở trẻ. Vitamin B9 được tìm thấy trong thực phẩm như đậu, trái cây họ cam quýt, các loại rau lá xanh, và các loại thịt như thịt gia cầm, thịt lợn, thịt và hải sản.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, những phụ nữ đang mang thai hoặc những người có thể có thai được khuyến khích bổ sung 400 microgram Vitamin B9 mỗi ngày để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ.
Vitamin D
Theo nghiên cứu, việc thiếu Vitamin D đang trở thành đại dịch toàn cầu và ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hơn 50% dân số trên toàn thế giới (VDC, 2012).
Vitamin D rất cần thiết cho xương khỏe mạnh và giúp cơ thể duy trì đủ lượng canxi để điều chỉnh sự phát triển của răng và xương. Việc thiếu chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự phát triển xương, còi cọc hoặc bị loãng xương, gây ra bởi việc thiếu canxi và vitamin D. Tình trạng thiếu hụt này thường không có triệu chứng. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là phơi nắng và bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, sữa hoặc gan cá…. Bạn nên để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ khoảng 5-30 phút mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin D (NIH, 2011).
Canxi
Canxi hỗ trợ sự phát triển của xương và răng, đồng thời cũng giúp trái tim, dây thần kinh và cơ bắp hoạt động tốt. Sự thiếu hụt canxi thường không có triệu chứng ngay lập tức, nhưng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng theo thời gian như : loãng xương, co giật, nhịp tim bất thường, hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Các nguồn bổ sung canxi tốt nhất là các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và pho mát; các loại rau như cải xoăn, bông cải xanh, và các loại ngũ cốc giàu canxi và các loại ngũ cốc.
Theo đánh giá chung, một chế độ ăn uống nghèo nàn thiếu chất dinh dưỡng sẽ là nguyên nhân chính gây ra bệnh suy dinh dưỡng. Và căn bệnh này chỉ được phát hiện sau khi đã kéo dài một thời gian, vì vậy trẻ nên có chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trên để trẻ tăng cân khỏe mạnh và tránh mắc phải bệnh suy dinh dưỡng.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes